Ở Tanzania, người bị bạch tạng bị xem là những đứa con bị nguyền rủa. Thời xưa, các gia đình còn bị buộc giết chết những đứa con bị bạch tạng của họ nhanh chóng nhất có thể.Bạch tạng là chứng bẩm sinh, gây ra do rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, vắng mặt trong da, tóc và mắt.Ở Tanzania, cứ 1.400 người thì có 1 người có làn da bạch tạng. Ở phương Tây, tỉ lệ người bạch tạng là 1/20.000, ở châu Phi là tỉ lệ hơn 1/10.000. Đây thường là kết quả của giao phối cận huyết.Các phù thủy tin rằng việc lấy bộ phận cơ thể người bạch tạng ngâm vào thuốc nước có thể mang lại sức mạnh và sự thành công. Các thợ mỏ chôn chân tay người bạch tạng với hi vọng sẽ mang lại cho họ may mắn trong việc tìm vàng.Tanzania là quốc gia có số vụ tấn công người bạch tạng cao nhất châu Phi. Nhiều trường hợp buôn bán cả người thân trong gia đình mình vì niềm tin rằng các bộ phận cơ thể người bạch tạng sẽ mang lại sự giàu có, may mắn nên nhiều người sẵn sàng chi từ 3.000 – 4.000 USD cho một cánh tay, chân hoặc 75.000 USD cho toàn bộ cơ thể người bạch tạng.Tính đến đầu 2015, đã có 74 người bạch tạng bị giết, 59 người sống sót sau tấn công.Ngư dân cũng thường dệt tóc của những người phụ nữ mắc bệnh bạch tạng thành lưới của họ với hy vọng bắt được nhiều cá hơn.Những người bị bạch tạng có màu da nhạt, rất dễ bị bỏng nắng và dẫn đến ung thư da ở những vùng nhiệt đới.Tuy nhiên, nhiều người bạch tạng bị mù chữ và buộc phải lao động chân tay. Họ phải phơi nắng cả ngày để kiếm sống trong khi tia cực tím của mặt trời “chết chóc”.Người bạch tạng đang bị đối xử thiếu công bằng trên thế giới.
Ở Tanzania, người bị bạch tạng bị xem là những đứa con bị nguyền rủa. Thời xưa, các gia đình còn bị buộc giết chết những đứa con bị bạch tạng của họ nhanh chóng nhất có thể.
Bạch tạng là chứng bẩm sinh, gây ra do rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, vắng mặt trong da, tóc và mắt.
Ở Tanzania, cứ 1.400 người thì có 1 người có làn da bạch tạng. Ở phương Tây, tỉ lệ người bạch tạng là 1/20.000, ở châu Phi là tỉ lệ hơn 1/10.000. Đây thường là kết quả của giao phối cận huyết.
Các phù thủy tin rằng việc lấy bộ phận cơ thể người bạch tạng ngâm vào thuốc nước có thể mang lại sức mạnh và sự thành công. Các thợ mỏ chôn chân tay người bạch tạng với hi vọng sẽ mang lại cho họ may mắn trong việc tìm vàng.
Tanzania là quốc gia có số vụ tấn công người bạch tạng cao nhất châu Phi. Nhiều trường hợp buôn bán cả người thân trong gia đình mình vì niềm tin rằng các bộ phận cơ thể người bạch tạng sẽ mang lại sự giàu có, may mắn nên nhiều người sẵn sàng chi từ 3.000 – 4.000 USD cho một cánh tay, chân hoặc 75.000 USD cho toàn bộ cơ thể người bạch tạng.
Tính đến đầu 2015, đã có 74 người bạch tạng bị giết, 59 người sống sót sau tấn công.
Ngư dân cũng thường dệt tóc của những người phụ nữ mắc bệnh bạch tạng thành lưới của họ với hy vọng bắt được nhiều cá hơn.
Những người bị bạch tạng có màu da nhạt, rất dễ bị bỏng nắng và dẫn đến ung thư da ở những vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên, nhiều người bạch tạng bị mù chữ và buộc phải lao động chân tay. Họ phải phơi nắng cả ngày để kiếm sống trong khi tia cực tím của mặt trời “chết chóc”.
Người bạch tạng đang bị đối xử thiếu công bằng trên thế giới.