Thằn lằn bóng đầu lục (Lamprolepis smaragdina) dài 25 cm, là loài bò sát bản địa ở các hòn đảo phía Tây Thái Bình Dương. Chúng sống trên cây và thường bắt côn trùng trên các thân cây trơ trụi.Thằn lằn bóng sọc bắc Mỹ (Plestiodon fasciatus) dài 21 cm, sống trên mặt đất tại các khu rừng ở Bắc Mỹ. Loài thằn lằn có cái đuôi màu xanh dương đặc trưng này cuộn tròn quanh trứng trong suốt thời kỳ ấp.Thằn lằn bóng lửa (Lepidothyris fernandi) dài 35 cm, là động vật bản địa ở các khu vực ẩm, có rừng bao phủ tại Tây Phi. Màu sắc bắt mắt khiến chúng trở thành sinh vật cảnh phổ biến trên thế giới.Thằn lằn bóng Percival (Acontias percivali) dài 30, là một loài bò sát không chân phân bố ở châu Phi. Chúng chui luồn qua lớp lá mục để săn mồi là những động vật không xương sống nhỏ. Loài này không đẻ trứng mà đẻ con.Thằn lằn bóng Berber (Eumeces schneideri) dài 40 cm, là loài bản địa ở Bắc Phi và các hoang mạc Tây Nam Á. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn động vật có xương sống nhỏ và xác thối.Thằn lằn bóng cát (Scincus scincus) dài 20, phân bố ở Bắc Phi. Chúng có tập tính lặn vào cát tơi để trốn kẻ thù và giữ mát cơ thể.Thằn lằn bóng hoa (Eutropis multifasciata) dài 35 cm, phân bố ở Nam Á. Chúng bắt côn trùng ở những vùng đất trống có ánh nắng chiếu vào ở trong rừng. Đây là loài đẻ con.Thằn lằn bóng đuôi dài (Eutropis longicaudata) dài 40 cm, là động vật bản địa ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Có khả năng thích nghi tốt, chúng thường xâm nhập vào các khu vực thành thị.Rắn mối hay thằn lằn bóng ô liu (Dasia olivacea) dài 29 cm, phân bố tại khu vực khí hậu ấm áp của Ấn Độ và Đông Nam Á. Loài này thường sống quanh trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm. Món ưa thích nhất của chúng là mối.Thằn lằn bóng nâu nhỏ (Scincella lateralis) dài 15 cm, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng thường sống trong đám lá khô ở các khu rừng. Con cái có thể dự trữ tinh trùng để thụ tinh cho trứng.Thằn lằn bóng lưỡi xanh Đông Úc (Tiliqua scincoides) là loài bò sát đặc hữu của lục địa Australia. Loài thằn lằn ăn tạp hoạt động ban ngày này có cái lưỡi màu xanh đặc trưng. Chúng là loài đẻ con.Thằn lằn bóng quần đảo Solomon (Corucia zebrata) dài 72 cm, là loài thằn lằn bóng lớn nhất thế giới. Chúng sống hoàn toàn trên cây, là loài ăn thực vật, thường quần tụ theo nhóm. Đuôi của loài bò sát này có thể nắm vào các cành cây khi di chuyển.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Thằn lằn bóng đầu lục (Lamprolepis smaragdina) dài 25 cm, là loài bò sát bản địa ở các hòn đảo phía Tây Thái Bình Dương. Chúng sống trên cây và thường bắt côn trùng trên các thân cây trơ trụi.
Thằn lằn bóng sọc bắc Mỹ (Plestiodon fasciatus) dài 21 cm, sống trên mặt đất tại các khu rừng ở Bắc Mỹ. Loài thằn lằn có cái đuôi màu xanh dương đặc trưng này cuộn tròn quanh trứng trong suốt thời kỳ ấp.
Thằn lằn bóng lửa (Lepidothyris fernandi) dài 35 cm, là động vật bản địa ở các khu vực ẩm, có rừng bao phủ tại Tây Phi. Màu sắc bắt mắt khiến chúng trở thành sinh vật cảnh phổ biến trên thế giới.
Thằn lằn bóng Percival (Acontias percivali) dài 30, là một loài bò sát không chân phân bố ở châu Phi. Chúng chui luồn qua lớp lá mục để săn mồi là những động vật không xương sống nhỏ. Loài này không đẻ trứng mà đẻ con.
Thằn lằn bóng Berber (Eumeces schneideri) dài 40 cm, là loài bản địa ở Bắc Phi và các hoang mạc Tây Nam Á. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn động vật có xương sống nhỏ và xác thối.
Thằn lằn bóng cát (Scincus scincus) dài 20, phân bố ở Bắc Phi. Chúng có tập tính lặn vào cát tơi để trốn kẻ thù và giữ mát cơ thể.
Thằn lằn bóng hoa (Eutropis multifasciata) dài 35 cm, phân bố ở Nam Á. Chúng bắt côn trùng ở những vùng đất trống có ánh nắng chiếu vào ở trong rừng. Đây là loài đẻ con.
Thằn lằn bóng đuôi dài (Eutropis longicaudata) dài 40 cm, là động vật bản địa ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Có khả năng thích nghi tốt, chúng thường xâm nhập vào các khu vực thành thị.
Rắn mối hay thằn lằn bóng ô liu (Dasia olivacea) dài 29 cm, phân bố tại khu vực khí hậu ấm áp của Ấn Độ và Đông Nam Á. Loài này thường sống quanh trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm. Món ưa thích nhất của chúng là mối.
Thằn lằn bóng nâu nhỏ (Scincella lateralis) dài 15 cm, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng thường sống trong đám lá khô ở các khu rừng. Con cái có thể dự trữ tinh trùng để thụ tinh cho trứng.
Thằn lằn bóng lưỡi xanh Đông Úc (Tiliqua scincoides) là loài bò sát đặc hữu của lục địa Australia. Loài thằn lằn ăn tạp hoạt động ban ngày này có cái lưỡi màu xanh đặc trưng. Chúng là loài đẻ con.
Thằn lằn bóng quần đảo Solomon (Corucia zebrata) dài 72 cm, là loài thằn lằn bóng lớn nhất thế giới. Chúng sống hoàn toàn trên cây, là loài ăn thực vật, thường quần tụ theo nhóm. Đuôi của loài bò sát này có thể nắm vào các cành cây khi di chuyển.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.