Thằn lằn chân ngón Yang Bay – Cyrtodactylus yangbayensis sp. nov. Ngô & Chan, 2010 được tìm thấy tại Yang Bay, tỉnh Khánh Hoà. Loài đặc hữu này có có chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 92,3 mm, mắt có màu xanh đen với con ngươi màu vàng cam, đuôi có những vạch nâu đậm và nâu trắng nhạt xen kẽ.Loài này kiếm ăn đêm thường sống trên các tảng đá ở khu vực ven suối và trên các cây to ở rừng thường xanh từ 100 cho đến 1400m. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng- Cyrtodactylus phongnhakebangensis: Loài này được tìm thấy và mô tả ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của Việt Nam. Chúng được một nhóm gồm 3 nhà khoa học Đức và 1 nhà khoa học Việt Nam khám phá năm 2002.Loài thằn lằn hiếm này có kích thước nhỏ, chiều dài chưa kể đuôi khoảng 7,5 cm, lưng có 4-5 vệt tối hình dạng bất thường chạy ngang. Hiện chưa có tài liệu nào mô tả loài này ở nơi khác vì thế chúng được xếp vào loài đặc hữu ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Thằn lằn chân ngón Cúc Phương - Cyrtodactylus cucphuongensis: Loài đặc hữu này được các nhà học phát hiện tại vườn quốc gia Cúc Phương và công bố vào ngày 9/12/ 2011.Loài thằn lằn đặc hữu này có những đốm đen viền vàng trên đầu, 5 hoặc 6 vạch rộng đen thẫm không đều trên lưng, viền vàng và những đốm đen hai bên hông. Chiều dài thân trung bình của chúng vào khoảng 96 mm.Thằn lằn chân ngón Hòn Tre - Cyrtodactylus hontreensis: Loài này được mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Đây là loài đặc hữu của hòn Tre thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.Đây là một trong những loài bò sát kiếm ăn đêm, đặc trưng sống trong hang động, thường sống ở khu vực hang đá núi lửa phong hóa nơi có suối ngầm chảy và chỉ xuất hiện vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.Thằn lằn chân ngón Phú Quốc - Cyrtodactylus phuquocensis: Loài này được một nhóm các nhà khoa học gồm 1 người Việt Nam và 2 người Mỹ khám phá ở vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam. Đây là loài đặc hữu của Vườn quốc gia Phú Quốc.Thằn lằn chân ngón Phú Quốc kiếm ăn đêm và thường sống ở khu vực rừng thường xanh và chỉ xuất hiện vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.Thằn lằn núi Bà Đen hay thằn lằn ba sọc hoặc thằn lằn vạch -Cyrtodactylus badenensis: Loài này được phát hiện ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh năm 2006. Loài này là một món ăn đặc sản của Tây Ninh và được đồn đại là có thể chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư.Loài này sống trong các hang đá nơi có nhiều đá mẹ ở độ cao từ 100m đến 800m so với mặt biển, thường xuất hiện ở gần cửa hang đá săn mồi vào mùa mưa và chui sâu xuống hang đá vào mùa khô. Thức ăn của chúng là những loài côn trùng nhỏ sống trong khu vực sinh sống.Mời độc giả xem video: Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo. Nguồn: VTV24.
Thằn lằn chân ngón Yang Bay – Cyrtodactylus yangbayensis sp. nov. Ngô & Chan, 2010 được tìm thấy tại Yang Bay, tỉnh Khánh Hoà. Loài đặc hữu này có có chiều dài đầu mình lớn nhất khoảng 92,3 mm, mắt có màu xanh đen với con ngươi màu vàng cam, đuôi có những vạch nâu đậm và nâu trắng nhạt xen kẽ.
Loài này kiếm ăn đêm thường sống trên các tảng đá ở khu vực ven suối và trên các cây to ở rừng thường xanh từ 100 cho đến 1400m. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.
Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng- Cyrtodactylus phongnhakebangensis: Loài này được tìm thấy và mô tả ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của Việt Nam. Chúng được một nhóm gồm 3 nhà khoa học Đức và 1 nhà khoa học Việt Nam khám phá năm 2002.
Loài thằn lằn hiếm này có kích thước nhỏ, chiều dài chưa kể đuôi khoảng 7,5 cm, lưng có 4-5 vệt tối hình dạng bất thường chạy ngang. Hiện chưa có tài liệu nào mô tả loài này ở nơi khác vì thế chúng được xếp vào loài đặc hữu ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Thằn lằn chân ngón Cúc Phương - Cyrtodactylus cucphuongensis: Loài đặc hữu này được các nhà học phát hiện tại vườn quốc gia Cúc Phương và công bố vào ngày 9/12/ 2011.
Loài thằn lằn đặc hữu này có những đốm đen viền vàng trên đầu, 5 hoặc 6 vạch rộng đen thẫm không đều trên lưng, viền vàng và những đốm đen hai bên hông. Chiều dài thân trung bình của chúng vào khoảng 96 mm.
Thằn lằn chân ngón Hòn Tre - Cyrtodactylus hontreensis: Loài này được mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Đây là loài đặc hữu của hòn Tre thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Đây là một trong những loài bò sát kiếm ăn đêm, đặc trưng sống trong hang động, thường sống ở khu vực hang đá núi lửa phong hóa nơi có suối ngầm chảy và chỉ xuất hiện vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.
Thằn lằn chân ngón Phú Quốc - Cyrtodactylus phuquocensis: Loài này được một nhóm các nhà khoa học gồm 1 người Việt Nam và 2 người Mỹ khám phá ở vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam. Đây là loài đặc hữu của Vườn quốc gia Phú Quốc.
Thằn lằn chân ngón Phú Quốc kiếm ăn đêm và thường sống ở khu vực rừng thường xanh và chỉ xuất hiện vào ban đêm. Thức ăn là những loài côn trùng sống trong khu vực.
Thằn lằn núi Bà Đen hay thằn lằn ba sọc hoặc thằn lằn vạch -Cyrtodactylus badenensis: Loài này được phát hiện ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh năm 2006. Loài này là một món ăn đặc sản của Tây Ninh và được đồn đại là có thể chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư.
Loài này sống trong các hang đá nơi có nhiều đá mẹ ở độ cao từ 100m đến 800m so với mặt biển, thường xuất hiện ở gần cửa hang đá săn mồi vào mùa mưa và chui sâu xuống hang đá vào mùa khô. Thức ăn của chúng là những loài côn trùng nhỏ sống trong khu vực sinh sống.
Mời độc giả xem video: Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo. Nguồn: VTV24.