Các nhà nghiên cứu Úc đã công bố dữ liệu và hình ảnh các khoảnh khắc những con cá voi sát thủ (Orcinus orca ) hạ gục cá voi xanh (Balaenoptera musculus) trong ba lần riêng biệt ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Úc từ năm 2019 đến năm 2021.Cuộc tấn công đầu tiên đã được phát hiện khi một tàu nghiên cứu chứng kiến cuộc chạm trán vào ngày 21/ 3/ 2019. Khoảng một chục con cá voi sát thủ tấn công một con cá voi xanh dài 22 mét đã để lại vết thương nặng với phần xương lộ ra trên đầu cá voi và cắn in dấu trên vây của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Cá voi xanh vẫn cố gắng chạy trốn những kẻ tấn công”.Đây là khoảnh khắc một con cá voi sát thủ tìm cách cái cắn vào lưỡi của một con cá voi xanh vẫn còn sống.Cận cảnh phần đuôi bị thương của một con cá voi xanh sau cuộc tấn công. Bầy cá voi sát thủ tấn công một con cá voi xanh đang suy yếu nhanh chóng ngoài khơi miền nam Australia.Con cá voi xanh bị mất các mảnh da xám, làm lộ phần thịt bị thương bên trong cùng các vết răng cào trên cơ thể do bị lũ cá voi sát thủ tấn công.Trưởng nhóm nghiên cứu John Totterdell, nhà nghiên cứu động vật biển tại Trung tâm Nghiên cứu Cetacean (CETREC) ở Tây Úc, người đã chứng kiến vụ tấn công đầu tiên vào năm 2019 nói với Live Science trong một email."Cho đến nay, thế giới khoa học về động vật có vú biển và các tài liệu đã xuất bản hầu hết đều cho rằng cá voi sát thủ không có khả năng làm được những kỳ tích như vậy, nhưng bằng chứng này cho ra một kết quả thật khác, cần phải được nghiên cứu thêm".
Các nhà nghiên cứu Úc đã công bố dữ liệu và hình ảnh các khoảnh khắc những con cá voi sát thủ (Orcinus orca ) hạ gục cá voi xanh (Balaenoptera musculus) trong ba lần riêng biệt ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Úc từ năm 2019 đến năm 2021.
Cuộc tấn công đầu tiên đã được phát hiện khi một tàu nghiên cứu chứng kiến cuộc chạm trán vào ngày 21/ 3/ 2019. Khoảng một chục con cá voi sát thủ tấn công một con cá voi xanh dài 22 mét đã để lại vết thương nặng với phần xương lộ ra trên đầu cá voi và cắn in dấu trên vây của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Cá voi xanh vẫn cố gắng chạy trốn những kẻ tấn công”.
Đây là khoảnh khắc một con cá voi sát thủ tìm cách cái cắn vào lưỡi của một con cá voi xanh vẫn còn sống.
Cận cảnh phần đuôi bị thương của một con cá voi xanh sau cuộc tấn công.
Bầy cá voi sát thủ tấn công một con cá voi xanh đang suy yếu nhanh chóng ngoài khơi miền nam Australia.
Con cá voi xanh bị mất các mảnh da xám, làm lộ phần thịt bị thương bên trong cùng các vết răng cào trên cơ thể do bị lũ cá voi sát thủ tấn công.
Trưởng nhóm nghiên cứu John Totterdell, nhà nghiên cứu động vật biển tại Trung tâm Nghiên cứu Cetacean (CETREC) ở Tây Úc, người đã chứng kiến vụ tấn công đầu tiên vào năm 2019 nói với Live Science trong một email.
"Cho đến nay, thế giới khoa học về động vật có vú biển và các tài liệu đã xuất bản hầu hết đều cho rằng cá voi sát thủ không có khả năng làm được những kỳ tích như vậy, nhưng bằng chứng này cho ra một kết quả thật khác, cần phải được nghiên cứu thêm".