Tanzania thuộc Đông Phi là quốc gia sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên. Trong đó, hồ Natron là vùng đất ẩn chứa nhiều bí ẩn nổi tiếng thế giới. Nằm sát biên giới Kenya, hồ có vị trí cao hơn 600 m so với mực nước biển và được nuôi dưỡng bởi những dòng suối giàu khoáng chất. Do đó, độ kiềm ở đây cao. Ảnh: Cntraveler.Nồng độ pH đạt từ 9-10,5. Nhiệt độ của nước hồ khi nông có thể lên tới 60 độ C. Hồ có độ sâu 3 m, đường kính thay đổi phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi. Sắc đỏ, da cam độc đáo ở đây bắt nguồn từ loại vi khuẩn cyanobacteria sinh sống trong hồ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp hút mắt đó, địa danh này là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Tanzania. Ảnh: Pinterest.Nước trong hồ cũng đủ mặn để gây độc cho hầu hết sinh vật. Nếu vô tình chạm phải nước trong hồ, con người hay động vật đều có thể bị hỏng mắt, bỏng da. Ngoại trừ loài cá đã tiến hóa để sống sót trong dòng nước chết chóc, không động vật nào khác có khả năng tồn tại dưới hồ. Ảnh: Orangesmile.Khi mực nước trong hồ xuống thấp, cơ thể động vật không may rơi xuống nước lộ ra, biến nơi đây thành nghĩa địa của hàng nghìn xác chết hóa đá. Hiện tượng nhiều loài chim chết dưới hồ được giải thích bởi độ phản quang mạnh của mặt nước khiến chúng khi bay qua bị lóa mắt và rơi xuống. Năm 2013, nhiếp ảnh gia Nick Brandt khi tới đây đã vô tình phát hiện cảnh tượng độc đáo và ghi lại những bức hình ấn tượng. Ảnh: Frankfurter Rundschau.Trong bộ sưu tập của Nick Brandt, cơ thể xác động vật dưới hồ trong tình trạng cứng như đá và được bao phủ bởi lớp muối. Khoảnh khắc ám ảnh về cái chết của hàng nghìn sinh vật thực hiện bởi nhà nhiếp ảnh đã được tổng hợp trong cuốn sách Across the Ravaged Land (tạm dịch: Băng qua vùng đất chết chóc). Ảnh: NBC News.Hiện tượng kỳ lạ này được lý giải bởi muối cacbonat natri, một trong những chất được người Ai Cập cổ đại dùng để ướp xác. Câu chuyện hồ nước hóa đá sinh vật bắt nguồn từ đây. Dù nguy hiểm, hồ nước lại hấp dẫn chim hồng hạc vào mùa sinh sản bởi nguồn thức ăn dồi dào. Đàn hồng hạc sẽ chỉ tìm kiếm thức ăn ở những khu vực nông và an toàn. Ảnh: No#News.
Tanzania thuộc Đông Phi là quốc gia sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên. Trong đó, hồ Natron là vùng đất ẩn chứa nhiều bí ẩn nổi tiếng thế giới. Nằm sát biên giới Kenya, hồ có vị trí cao hơn 600 m so với mực nước biển và được nuôi dưỡng bởi những dòng suối giàu khoáng chất. Do đó, độ kiềm ở đây cao. Ảnh: Cntraveler.
Nồng độ pH đạt từ 9-10,5. Nhiệt độ của nước hồ khi nông có thể lên tới 60 độ C. Hồ có độ sâu 3 m, đường kính thay đổi phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi. Sắc đỏ, da cam độc đáo ở đây bắt nguồn từ loại vi khuẩn cyanobacteria sinh sống trong hồ. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp hút mắt đó, địa danh này là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Tanzania. Ảnh: Pinterest.
Nước trong hồ cũng đủ mặn để gây độc cho hầu hết sinh vật. Nếu vô tình chạm phải nước trong hồ, con người hay động vật đều có thể bị hỏng mắt, bỏng da. Ngoại trừ loài cá đã tiến hóa để sống sót trong dòng nước chết chóc, không động vật nào khác có khả năng tồn tại dưới hồ. Ảnh: Orangesmile.
Khi mực nước trong hồ xuống thấp, cơ thể động vật không may rơi xuống nước lộ ra, biến nơi đây thành nghĩa địa của hàng nghìn xác chết hóa đá. Hiện tượng nhiều loài chim chết dưới hồ được giải thích bởi độ phản quang mạnh của mặt nước khiến chúng khi bay qua bị lóa mắt và rơi xuống. Năm 2013, nhiếp ảnh gia Nick Brandt khi tới đây đã vô tình phát hiện cảnh tượng độc đáo và ghi lại những bức hình ấn tượng. Ảnh: Frankfurter Rundschau.
Trong bộ sưu tập của Nick Brandt, cơ thể xác động vật dưới hồ trong tình trạng cứng như đá và được bao phủ bởi lớp muối. Khoảnh khắc ám ảnh về cái chết của hàng nghìn sinh vật thực hiện bởi nhà nhiếp ảnh đã được tổng hợp trong cuốn sách Across the Ravaged Land (tạm dịch: Băng qua vùng đất chết chóc). Ảnh: NBC News.
Hiện tượng kỳ lạ này được lý giải bởi muối cacbonat natri, một trong những chất được người Ai Cập cổ đại dùng để ướp xác. Câu chuyện hồ nước hóa đá sinh vật bắt nguồn từ đây. Dù nguy hiểm, hồ nước lại hấp dẫn chim hồng hạc vào mùa sinh sản bởi nguồn thức ăn dồi dào. Đàn hồng hạc sẽ chỉ tìm kiếm thức ăn ở những khu vực nông và an toàn. Ảnh: No#News.