Hình ảnh 5 tỉ năm sau của Mặt Trời là một cảnh vật ngoạn mục về một tinh vân màu xanh lục và tím phát sáng, gọi là Tinh vân Chiếc Nhẫn hoặc Messier 57 (M57). (Ảnh: NASA/ESA/CSA)Tinh vân này nằm cách chúng ta khoảng 2.200 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Cầm. Nó thực chất là phần còn lại phát sáng của một ngôi sao lớn đã chết từ lâu, được gọi là "tinh vân hành tinh".Tại trung tâm của tinh vân là một sao lùn trắng, tượng trưng cho một "xác sống" của ngôi sao sau khi đã chết đầu tiên.Hình ảnh này được chụp bằng siêu kính viễn vọng không gian James Webb, phát triển và điều hành chính bởi NASA, hỗ trợ bởi ESA và CSA. Sức mạnh của kính viễn vọng không gian này đã giúp chúng ta quan sát tinh vân Chiếc Nhẫn dưới ánh sáng hoàn toàn mới, với các chi tiết cực kỳ phức tạp.Hình ảnh này cho thấy cảnh tượng cuối cùng trong cuộc đời của một ngôi sao. Khi các ngôi sao có kích thước tương tự như Mặt Trời cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng tổng hợp hạt nhân, chúng không còn có thể tự chống lại lực hấp dẫn bên trong của chính chúng, kết thúc hành động cân bằng giữ cho ngôi sao ổn định trong hàng tỷ năm.Khi lõi sụp đổ, các lớp bên ngoài của ngôi sao bị thổi bay ra ngoài, tạo thành một tinh vân phát sáng. Sau đó, ngôi sao trở thành một sao lùn trắng, tồn tại như một "xác sống" trong một khoảng thời gian trước khi phát nổ lần nữa và tạo thành tinh vân Chiếc Nhẫn.Hình ảnh này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cung cấp nhiều hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của các vì sao. Nghiên cứu tinh vân Chiếc Nhẫn bằng kính thiên văn James Webb hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vòng đời của các ngôi sao và các nguyên tố mà chúng giải phóng vào vũ trụ.Và hình ảnh này cũng được xem như một bản xem trước cho tương lai xa của Mặt Trời, khi nó sẽ chết theo trình tự tương tự trong khoảng 5 tỉ năm nữa, bắt đầu từ việc bùng nổ thành sao khổng lồ đỏ và sau đó sụp đổ thành sao lùn trắng.Mời quý độc giả xem thêm video: Điểm lại những lần Mặt Trời xuất hiện nhiều vết đen bí ẩn.
Hình ảnh 5 tỉ năm sau của Mặt Trời là một cảnh vật ngoạn mục về một tinh vân màu xanh lục và tím phát sáng, gọi là Tinh vân Chiếc Nhẫn hoặc Messier 57 (M57). (Ảnh: NASA/ESA/CSA)
Tinh vân này nằm cách chúng ta khoảng 2.200 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Cầm. Nó thực chất là phần còn lại phát sáng của một ngôi sao lớn đã chết từ lâu, được gọi là "tinh vân hành tinh".
Tại trung tâm của tinh vân là một sao lùn trắng, tượng trưng cho một "xác sống" của ngôi sao sau khi đã chết đầu tiên.
Hình ảnh này được chụp bằng siêu kính viễn vọng không gian James Webb, phát triển và điều hành chính bởi NASA, hỗ trợ bởi ESA và CSA. Sức mạnh của kính viễn vọng không gian này đã giúp chúng ta quan sát tinh vân Chiếc Nhẫn dưới ánh sáng hoàn toàn mới, với các chi tiết cực kỳ phức tạp.
Hình ảnh này cho thấy cảnh tượng cuối cùng trong cuộc đời của một ngôi sao. Khi các ngôi sao có kích thước tương tự như Mặt Trời cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng tổng hợp hạt nhân, chúng không còn có thể tự chống lại lực hấp dẫn bên trong của chính chúng, kết thúc hành động cân bằng giữ cho ngôi sao ổn định trong hàng tỷ năm.
Khi lõi sụp đổ, các lớp bên ngoài của ngôi sao bị thổi bay ra ngoài, tạo thành một tinh vân phát sáng. Sau đó, ngôi sao trở thành một sao lùn trắng, tồn tại như một "xác sống" trong một khoảng thời gian trước khi phát nổ lần nữa và tạo thành tinh vân Chiếc Nhẫn.
Hình ảnh này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cung cấp nhiều hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của các vì sao. Nghiên cứu tinh vân Chiếc Nhẫn bằng kính thiên văn James Webb hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vòng đời của các ngôi sao và các nguyên tố mà chúng giải phóng vào vũ trụ.
Và hình ảnh này cũng được xem như một bản xem trước cho tương lai xa của Mặt Trời, khi nó sẽ chết theo trình tự tương tự trong khoảng 5 tỉ năm nữa, bắt đầu từ việc bùng nổ thành sao khổng lồ đỏ và sau đó sụp đổ thành sao lùn trắng.