Hàng xà cừ bao gồm 22 cây, được trồng từ khoảng những năm 1920, dưới thời Pháp thuộc ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Năm 2022, hàng cây được công nhận là Cây di sản của Việt Nam.Đường kính cây xà cừ lớn nhất đo ở phần gốc khoảng 2 m, phải 3- 4 người ôm mới xuể. Hầu hết xà cừ mọc một thân, một số ít cây chia thành hai, ba nhánh và vươn lên trời thẳng tắp. Cây cao nhất khoảng 40 m, bằng tòa nhà 8-10 tầng. Do có tuổi đời cả trăm năm nên thân xà cừ sần sùi, lộ ra những chiếc u rất lớn phần gốc, to như những chiếc thúng úp.Cuối năm 2022, hàng cây được công nhận cây di sản Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền địa phương cho đánh số treo trên mỗi cây xà cừ để định vị và nhận diện.Suốt thời gian qua, có hàng chục nghìn du khách đổ về khu di tích đền Nưa - Am Tiên đi lễ cầu an và thường dừng lại ngắm hàng cây xà cừ cổ. Ban quản lý di tích cho cắm cờ trên các thân cây tạo nên khung cảnh bắt mắt.Chị Khánh An - du khách từ TP Thanh Hóa nhận xét về hàng cây xà cừ rằng: “Tôi đã đến nhiều nơi, thấy nhiều cây xà cừ lớn nhưng chưa ở đâu có nhiều xà cừ cổ thụ và đẹp mắt như ở đây”.Theo chia sẻ của ông Lê Văn Sơn, cán bộ văn hóa thị trấn Nưa, quần thể cây xà cừ gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu được công nhận là cây di sản Việt Nam đã góp phần quảng bá sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật nơi đây. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa, phát triển du lịch địa phương.Mặc dù hàng xà cừ nhiều lần bị dọa chặt để mở đường cho doanh nghiệp khai thác mỏ hay phục vụ các dự án khác nhưng người dân và chính quyền vẫn một mực không đồng tình.
Hàng xà cừ bao gồm 22 cây, được trồng từ khoảng những năm 1920, dưới thời Pháp thuộc ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Năm 2022, hàng cây được công nhận là Cây di sản của Việt Nam.
Đường kính cây xà cừ lớn nhất đo ở phần gốc khoảng 2 m, phải 3- 4 người ôm mới xuể. Hầu hết xà cừ mọc một thân, một số ít cây chia thành hai, ba nhánh và vươn lên trời thẳng tắp. Cây cao nhất khoảng 40 m, bằng tòa nhà 8-10 tầng. Do có tuổi đời cả trăm năm nên thân xà cừ sần sùi, lộ ra những chiếc u rất lớn phần gốc, to như những chiếc thúng úp.
Cuối năm 2022, hàng cây được công nhận cây di sản Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền địa phương cho đánh số treo trên mỗi cây xà cừ để định vị và nhận diện.
Suốt thời gian qua, có hàng chục nghìn du khách đổ về khu di tích đền Nưa - Am Tiên đi lễ cầu an và thường dừng lại ngắm hàng cây xà cừ cổ. Ban quản lý di tích cho cắm cờ trên các thân cây tạo nên khung cảnh bắt mắt.
Chị Khánh An - du khách từ TP Thanh Hóa nhận xét về hàng cây xà cừ rằng: “Tôi đã đến nhiều nơi, thấy nhiều cây xà cừ lớn nhưng chưa ở đâu có nhiều xà cừ cổ thụ và đẹp mắt như ở đây”.
Theo chia sẻ của ông Lê Văn Sơn, cán bộ văn hóa thị trấn Nưa, quần thể cây xà cừ gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu được công nhận là cây di sản Việt Nam đã góp phần quảng bá sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật nơi đây. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa, phát triển du lịch địa phương.
Mặc dù hàng xà cừ nhiều lần bị dọa chặt để mở đường cho doanh nghiệp khai thác mỏ hay phục vụ các dự án khác nhưng người dân và chính quyền vẫn một mực không đồng tình.