Vào ngày 29/6, cán bộ xã Thanh An phát hiện đàn cò nhạn này khi đi thăm đồng, ước tính có khoảng 200-300 con. Sau đó, đàn cò đã bay đi. UBND xã Thanh An đã yêu cầu các đơn vị liên quan tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ loài chim này, không săn bắn, bẫy, giết mổ, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật. Đồng thời, họ duy trì việc tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn các hành vi săn bắt trái phép.Những năm gần đây, chúng thường cư trú tại khu vực rừng tự nhiên thuộc xã Cam Thủy, gần xã Thanh An. Nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả, không có tình trạng săn bắt động vật hoang dã tại địa phương.Cò nhạn (còn gọi là cò ốc), có tên khoa học là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam.Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài vật sống định cư, có trọng lượng từ 1kg - 1,2kg.Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.Trên thế giới, cò nhạn phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán. Mùa sinh sản là sau những cơn mưa, từ tháng 7 đến tháng 9 ở miền bắc Ấn Độ và tháng 11 đến tháng 3 ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Hiện các cơ quan chức năng đang tìm cách bảo tồn loài chim quý này.Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Vào ngày 29/6, cán bộ xã Thanh An phát hiện đàn cò nhạn này khi đi thăm đồng, ước tính có khoảng 200-300 con. Sau đó, đàn cò đã bay đi. UBND xã Thanh An đã yêu cầu các đơn vị liên quan tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ loài chim này, không săn bắn, bẫy, giết mổ, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật. Đồng thời, họ duy trì việc tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn các hành vi săn bắt trái phép.
Những năm gần đây, chúng thường cư trú tại khu vực rừng tự nhiên thuộc xã Cam Thủy, gần xã Thanh An. Nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả, không có tình trạng săn bắt động vật hoang dã tại địa phương.
Cò nhạn (còn gọi là cò ốc), có tên khoa học là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam.
Cò nhạn thường sinh sống ở những vùng rừng ngập mặn. Đây là loài vật sống định cư, có trọng lượng từ 1kg - 1,2kg.
Cò nhạn chủ yếu có màu trắng, đôi cánh màu đen bóng, đuôi có ánh lục hay tía, mỏ xám sừng hơi lục, chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt.
Trên thế giới, cò nhạn phân bố ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Burma và Thái Lan.
Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa...
Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.
Cò nhạn sinh sản thành bầy nhưng chúng cũng có thể bỏ qua việc sinh sản trong những năm hạn hán. Mùa sinh sản là sau những cơn mưa, từ tháng 7 đến tháng 9 ở miền bắc Ấn Độ và tháng 11 đến tháng 3 ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Hiện các cơ quan chức năng đang tìm cách bảo tồn loài chim quý này.
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.