Quả cầu lửa "khổng lồ" này xuất phát từ vụ nổ có tên gọi AT2021 lwx.AT2021 lwx là tên gọi của một SuperNova (siêu tân tinh) lần đầu được phát hiện vào năm 2020.Nhà vật lý thiên văn học Đại học Southampton (Anh), Philip Wiseman, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định AT2021 lwx là vụ nổ lớn nhất vũ trụ khi trong 3 năm qua.Bằng cách phân tích các bước sóng ánh sáng khác nhau, các nhà thiên văn học phát hiện rằng vụ nổ xảy ra ở một điểm cách Trái Đất khoảng 8 tỷ năm ánh sáng, xa hơn nhiều so với hầu hết các tia sáng mới phát hiện khác trên bầu trời và được ước tính sáng hơn 2.000 tỷ lần so với Mặt Trời.Tiến sĩ Philip Wiseman, trưởng nhóm quan sát, cho biết: "Chúng tôi ước tính nó là một quả cầu lửa có kích thước gấp 100 lần hệ Mặt Trời. Trong 3 năm, nó giải phóng năng lượng gấp 100 lần so với tổng năng lượng trong vòng đời 10 tỷ năm của Mặt Trời".Giới khoa học cho rằng đây là kết quả của một đám mây khí gas, có thể lớn hơn hàng ngàn lần so với mặt trời, lao vào miệng một hố đen "khủng".Đám mây khí gas có thể bắt nguồn từ vành bụi thường bao quanh các hố đen, dù chưa rõ điều gì khiến nó lệch khỏi quỹ đạo và bị hút vào.Các nhà thiên văn học thế giới cũng đang tích cực quan sát bầu trời để tìm kiếm các vụ nổ tương tự có thể bị bỏ sót.Sự kiện trên ban đầu không gây nhiều chú ý, trước khi những chuyên gia quan sát thêm và tính toán khoảng cách mới biết rằng đây là sự kiện cực hiếm.Nghiên cứu về AT2021 lwx có thể đưa ra những thông tin quan trọng về sự tiến hóa sao và vũ trụ.Nó cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của siêu tânHơn nữa, nó có thể giúp các nhà khoa học tìm ra câu trả lời cho một số câu hỏi lớn đối với vũ trụ như nguồn gốc của các ngôi sao và các yếu tố hòa hợp nguyên tố hóa học.>>>Xem thêm video: Đừng bỏ lỡ những hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời 2023.
Quả cầu lửa "khổng lồ" này xuất phát từ vụ nổ có tên gọi AT2021 lwx.
AT2021 lwx là tên gọi của một SuperNova (siêu tân tinh) lần đầu được phát hiện vào năm 2020.
Nhà vật lý thiên văn học Đại học Southampton (Anh), Philip Wiseman, trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định AT2021 lwx là vụ nổ lớn nhất vũ trụ khi trong 3 năm qua.
Bằng cách phân tích các bước sóng ánh sáng khác nhau, các nhà thiên văn học phát hiện rằng vụ nổ xảy ra ở một điểm cách Trái Đất khoảng 8 tỷ năm ánh sáng, xa hơn nhiều so với hầu hết các tia sáng mới phát hiện khác trên bầu trời và được ước tính sáng hơn 2.000 tỷ lần so với Mặt Trời.
Tiến sĩ Philip Wiseman, trưởng nhóm quan sát, cho biết: "Chúng tôi ước tính nó là một quả cầu lửa có kích thước gấp 100 lần hệ Mặt Trời. Trong 3 năm, nó giải phóng năng lượng gấp 100 lần so với tổng năng lượng trong vòng đời 10 tỷ năm của Mặt Trời".
Giới khoa học cho rằng đây là kết quả của một đám mây khí gas, có thể lớn hơn hàng ngàn lần so với mặt trời, lao vào miệng một hố đen "khủng".
Đám mây khí gas có thể bắt nguồn từ vành bụi thường bao quanh các hố đen, dù chưa rõ điều gì khiến nó lệch khỏi quỹ đạo và bị hút vào.
Các nhà thiên văn học thế giới cũng đang tích cực quan sát bầu trời để tìm kiếm các vụ nổ tương tự có thể bị bỏ sót.
Sự kiện trên ban đầu không gây nhiều chú ý, trước khi những chuyên gia quan sát thêm và tính toán khoảng cách mới biết rằng đây là sự kiện cực hiếm.
Nghiên cứu về AT2021 lwx có thể đưa ra những thông tin quan trọng về sự tiến hóa sao và vũ trụ.
Nó cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của siêu tân
Hơn nữa, nó có thể giúp các nhà khoa học tìm ra câu trả lời cho một số câu hỏi lớn đối với vũ trụ như nguồn gốc của các ngôi sao và các yếu tố hòa hợp nguyên tố hóa học.