Quả cầu lửa "tàng hình" này va chạm mạnh với từ quyển Trái đất rạng sáng 24/3 theo giờ Mỹ, gây nhiễu loạn từ trường, sinh ra cực quang và gây mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ ở một số nơi, ảnh hưởng cả đến các hệ thống định vị.Cực quang được hình thành khi các hạt tích điện có năng lượng cao từ gió Mặt Trời đi quanh từ quyển.Từ trường của hành tinh bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ vũ trụ, nhưng lá chắn tự nhiên yếu hơn ở hai cực Bắc và Nam, điều này cho phép gió Mặt Trời thâm nhập vào bầu khí quyển, thường ở độ cao từ 100 km và 300 km so với bề mặt Trái Đất.Cực quang màu hồng này được kích hoạt bởi một cơn bão địa từ loại G4, mạnh nhất trong 6 năm qua ở Mỹ.Cực quang hầu hết có màu xanh lục vì các nguyên tử oxy có nhiều trong khí quyển phát ra màu sắc đó khi chúng bị kích thích.Tuy nhiên, trong cơn bão Mặt Trời lần này, vết nứt trong từ quyển Trái Đất đã cho phép gió Mặt Trời xuyên qua độ sâu dưới 100 km, nơi nitơ là khí dồi dào nhất.Kết quả là cực quang phát ra ánh sáng hồng cẩm cực hiếm gặp khi các hạt tích điện đập vào các nguyên tử nitơ.Hiện tượng cực quang cực hiếm này xuất phát từ một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) "tàng hình", tức một quả cầu plasma với từ trường cực mạnh được Mặt trời bắn vào Trái đất, nhưng không dễ quan sát như các CME điển hình.NASA không đưa ra cảnh báo trước đó về cơn bão mặt trời này vì nó gần như "tàng hình". Quả cầu lửa "tàng hình" này khởi động chậm hơn các CME điển hình nên rất khó quan sát.Nó phải được bắn từ một vết đen Mặt trời - một dạng "họng súng vũ trụ" chuyên bắn ra các quả pháo sáng và cầu lửa - lớn hơn Trái đất tới 20 lần, vốn đang hướng thẳng về phía Trái Đất.Các tính toán sau đó cho thấy CME này đã di chuyển với tốc độ 2,1 triệu km/giờ.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022. Nguồn: Kienthucnet.
Quả cầu lửa "tàng hình" này va chạm mạnh với từ quyển Trái đất rạng sáng 24/3 theo giờ Mỹ, gây nhiễu loạn từ trường, sinh ra cực quang và gây mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ ở một số nơi, ảnh hưởng cả đến các hệ thống định vị.
Cực quang được hình thành khi các hạt tích điện có năng lượng cao từ gió Mặt Trời đi quanh từ quyển.
Từ trường của hành tinh bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ vũ trụ, nhưng lá chắn tự nhiên yếu hơn ở hai cực Bắc và Nam, điều này cho phép gió Mặt Trời thâm nhập vào bầu khí quyển, thường ở độ cao từ 100 km và 300 km so với bề mặt Trái Đất.
Cực quang màu hồng này được kích hoạt bởi một cơn bão địa từ loại G4, mạnh nhất trong 6 năm qua ở Mỹ.
Cực quang hầu hết có màu xanh lục vì các nguyên tử oxy có nhiều trong khí quyển phát ra màu sắc đó khi chúng bị kích thích.
Tuy nhiên, trong cơn bão Mặt Trời lần này, vết nứt trong từ quyển Trái Đất đã cho phép gió Mặt Trời xuyên qua độ sâu dưới 100 km, nơi nitơ là khí dồi dào nhất.
Kết quả là cực quang phát ra ánh sáng hồng cẩm cực hiếm gặp khi các hạt tích điện đập vào các nguyên tử nitơ.
Hiện tượng cực quang cực hiếm này xuất phát từ một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) "tàng hình", tức một quả cầu plasma với từ trường cực mạnh được Mặt trời bắn vào Trái đất, nhưng không dễ quan sát như các CME điển hình.
NASA không đưa ra cảnh báo trước đó về cơn bão mặt trời này vì nó gần như "tàng hình". Quả cầu lửa "tàng hình" này khởi động chậm hơn các CME điển hình nên rất khó quan sát.
Nó phải được bắn từ một vết đen Mặt trời - một dạng "họng súng vũ trụ" chuyên bắn ra các quả pháo sáng và cầu lửa - lớn hơn Trái đất tới 20 lần, vốn đang hướng thẳng về phía Trái Đất.
Các tính toán sau đó cho thấy CME này đã di chuyển với tốc độ 2,1 triệu km/giờ.