Chớp sóng vô tuyến (FRB) đầu tiên mà giới thiên văn phát hiện là vào năm 2007. Theo định nghĩa của các nhà khoa học, FRB là những chớp sáng chói mắt, được ghi nhận ở dải vô tuyến của quang phổ điện từ. Chúng lóe lên vài mili giây trước khi biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết nào.Theo các chuyên gia, FRB - tín hiệu chớp nhoáng và bí ẩn được phát hiện ở nhiều khu vực xa xôi khác nhau trong vũ trụ, bao gồm dải Ngân Hà. Đến nay, các nhà khoa học chưa thể làm sáng tỏ nguồn gốc của FRB cũng như sự xuất hiện của chúng chưa thể dự đoán trước.Mới đây, Tiến sĩ Qin Wu và các cộng sự đến từ Trường Thiên văn và khoa học vũ trụ thuộc Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) đã công bố nghiên cứu về tín hiệu vô tuyến bí ẩn - FRB trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Qin Wu đã lần theo một tín hiệu FRB từ thiên hà SGR J1935+2154. Từ những manh mối phát hiện, họ vô cùng bất ngờ khi biết một sao neutron bị tấn công.Sao neutron vốn là một "thây ma vũ trụ", là xác chết giàu năng lượng sau khi một ngôi sao khổng lồ hết năng lượng và bị nổ. Mặc dù có kích thước dao động từ một quả bưởi đến một thành phố nhưng sao neutron sở hữu năng lượng cực mạnh, có thể gấp 1 triệu lần từ trường Trái đất.Nghiên cứu mới của các chuyên gia Trung Quốc chỉ ra khi một tiểu hành tinh bất ngờ đâm vào sao neutron, nó có thể giải phóng chớp sóng vô tuyến. Tín hiệu cực nhanh, mạnh này chính là do ngôi sao "quái vật" nhanh chóng xé nát kẻ tấn công.Điều này đã góp phần giải mã vụ bùng nổ sóng vô tuyến dù là một trong những sự kiện mạnh nhất vũ trụ nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn: vài phần ngàn giây.Trước đó, vào năm 2020, giới nghiên cứu khá chắc chắn nguồn gốc của một chớp sóng vô tuyến phát ra ngay từ bên trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) cho thấy đó có thể là một sao từ.Sao từ là phiên bản "cao cấp" của sao neutron, siêu dày đặc và mạnh hơn các sao neutron thông thường. Từ trường của sao từ có thể mạnh gấp 4 triệu lần từ trường Trái đất.Sao từ đột nhiên gặp "sự cố" dẫn đến thay đổi tốc độ quay. Chỉ cần có sự thay đổi nhẹ thì sao này cũng có thể giải phóng năng lượng khủng khiếp, tạo ra một chớp sóng vô tuyến mà con người có thể phát hiện dù ở cách xa.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái Đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Chớp sóng vô tuyến (FRB) đầu tiên mà giới thiên văn phát hiện là vào năm 2007. Theo định nghĩa của các nhà khoa học, FRB là những chớp sáng chói mắt, được ghi nhận ở dải vô tuyến của quang phổ điện từ. Chúng lóe lên vài mili giây trước khi biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết nào.
Theo các chuyên gia, FRB - tín hiệu chớp nhoáng và bí ẩn được phát hiện ở nhiều khu vực xa xôi khác nhau trong vũ trụ, bao gồm dải Ngân Hà. Đến nay, các nhà khoa học chưa thể làm sáng tỏ nguồn gốc của FRB cũng như sự xuất hiện của chúng chưa thể dự đoán trước.
Mới đây, Tiến sĩ Qin Wu và các cộng sự đến từ Trường Thiên văn và khoa học vũ trụ thuộc Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) đã công bố nghiên cứu về tín hiệu vô tuyến bí ẩn - FRB trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Qin Wu đã lần theo một tín hiệu FRB từ thiên hà SGR J1935+2154. Từ những manh mối phát hiện, họ vô cùng bất ngờ khi biết một sao neutron bị tấn công.
Sao neutron vốn là một "thây ma vũ trụ", là xác chết giàu năng lượng sau khi một ngôi sao khổng lồ hết năng lượng và bị nổ. Mặc dù có kích thước dao động từ một quả bưởi đến một thành phố nhưng sao neutron sở hữu năng lượng cực mạnh, có thể gấp 1 triệu lần từ trường Trái đất.
Nghiên cứu mới của các chuyên gia Trung Quốc chỉ ra khi một tiểu hành tinh bất ngờ đâm vào sao neutron, nó có thể giải phóng chớp sóng vô tuyến. Tín hiệu cực nhanh, mạnh này chính là do ngôi sao "quái vật" nhanh chóng xé nát kẻ tấn công.
Điều này đã góp phần giải mã vụ bùng nổ sóng vô tuyến dù là một trong những sự kiện mạnh nhất vũ trụ nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn: vài phần ngàn giây.
Trước đó, vào năm 2020, giới nghiên cứu khá chắc chắn nguồn gốc của một chớp sóng vô tuyến phát ra ngay từ bên trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) cho thấy đó có thể là một sao từ.
Sao từ là phiên bản "cao cấp" của sao neutron, siêu dày đặc và mạnh hơn các sao neutron thông thường. Từ trường của sao từ có thể mạnh gấp 4 triệu lần từ trường Trái đất.
Sao từ đột nhiên gặp "sự cố" dẫn đến thay đổi tốc độ quay. Chỉ cần có sự thay đổi nhẹ thì sao này cũng có thể giải phóng năng lượng khủng khiếp, tạo ra một chớp sóng vô tuyến mà con người có thể phát hiện dù ở cách xa.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái Đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.