Tạp chí Nature mới đăng tải kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Theo đó, nhóm chuyên gia đã tìm thấy nguồn gốc của một trong những tín hiệu vô tuyến bí ẩn nhất vũ trụ từng được phát hiện.Cụ thể, sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia đã xác định được nguồn gốc của FRB 20201124A - một trong những vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst - FRB) "đánh đố" nhân loại suốt 2 năm qua.FRB xảy ra khi sóng vô tuyến chớp rất nhanh trong không gian với cường độ cực cao. Các nhà khoa học đã theo dõi một số FRB nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải về nguyên nhân tạo ra năng lượng của chúng.FRB 20201124A được phát hiện lần đầu vào tháng 11/2020. Sau đó, tí hiệu này lạp lại liên tục. Kể từ đó, các nhà khoa học đã phân tích từ trường và năng lượng của vụ nổ.Cuối cùng, họ đi đến kết luận nguồn gốc của FRB 20201124A đến từ một thiên hà cách Trái Đất khoảng 2,09 tỷ km.Nhóm nhà khoa học do Fayin Wang dẫn đầu đã sử dụng hình ảnh FRB do Kính viễn vọng Hình cầu Khẩu độ 500 m (FAST) đặt tại Trung Quốc chụp được. Thông qua các nghiên cứu, họ cho rằng FRB 20201124A đến từ hệ thống gồm một sao từ (magnetar) và một sao loại Be, cực nóng và xoay nhanh."Chúng tôi nhận định FRB 20201124A bắt nguồn bởi một sao từ, nằm trong hệ gồm sao Be và đĩa của nó. Sự tương tác của vụ nổ với đĩa sao Be có thể giải thích đặc điểm bất thường của FRB 20201124A một cách tự nhiên", chuyên gia Wang cho hay.Ánh sáng của FRB 20201124A có đặc điểm không giống những vụ nổ khác, bao gồm hiệu ứng Faraday biến thiên theo thời gian.Theo lý giải của các nhà khoa học, đây là hiệu ứng mô tả sự quay của ánh sáng phân cực dưới tác dụng của từ trường và không thay đổi trong những FRB khác."Đây là FRB đầu tiên cho thấy sự biến thiên của hiệu ứng Faraday, xảy ra ngắn hơn trong 36 ngày quan sát đầu tiên bởi kính FAST. Điều này diễn ra liên tục trong 18 ngày tiếp theo", ông Wang giải thích.Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.
Tạp chí Nature mới đăng tải kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Theo đó, nhóm chuyên gia đã tìm thấy nguồn gốc của một trong những tín hiệu vô tuyến bí ẩn nhất vũ trụ từng được phát hiện.
Cụ thể, sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia đã xác định được nguồn gốc của FRB 20201124A - một trong những vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst - FRB) "đánh đố" nhân loại suốt 2 năm qua.
FRB xảy ra khi sóng vô tuyến chớp rất nhanh trong không gian với cường độ cực cao. Các nhà khoa học đã theo dõi một số FRB nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải về nguyên nhân tạo ra năng lượng của chúng.
FRB 20201124A được phát hiện lần đầu vào tháng 11/2020. Sau đó, tí hiệu này lạp lại liên tục. Kể từ đó, các nhà khoa học đã phân tích từ trường và năng lượng của vụ nổ.
Cuối cùng, họ đi đến kết luận nguồn gốc của FRB 20201124A đến từ một thiên hà cách Trái Đất khoảng 2,09 tỷ km.
Nhóm nhà khoa học do Fayin Wang dẫn đầu đã sử dụng hình ảnh FRB do Kính viễn vọng Hình cầu Khẩu độ 500 m (FAST) đặt tại Trung Quốc chụp được. Thông qua các nghiên cứu, họ cho rằng FRB 20201124A đến từ hệ thống gồm một sao từ (magnetar) và một sao loại Be, cực nóng và xoay nhanh.
"Chúng tôi nhận định FRB 20201124A bắt nguồn bởi một sao từ, nằm trong hệ gồm sao Be và đĩa của nó. Sự tương tác của vụ nổ với đĩa sao Be có thể giải thích đặc điểm bất thường của FRB 20201124A một cách tự nhiên", chuyên gia Wang cho hay.
Ánh sáng của FRB 20201124A có đặc điểm không giống những vụ nổ khác, bao gồm hiệu ứng Faraday biến thiên theo thời gian.
Theo lý giải của các nhà khoa học, đây là hiệu ứng mô tả sự quay của ánh sáng phân cực dưới tác dụng của từ trường và không thay đổi trong những FRB khác.
"Đây là FRB đầu tiên cho thấy sự biến thiên của hiệu ứng Faraday, xảy ra ngắn hơn trong 36 ngày quan sát đầu tiên bởi kính FAST. Điều này diễn ra liên tục trong 18 ngày tiếp theo", ông Wang giải thích.
Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.