Trong buổi họp nội các chính phủ Anh ngày 7/12, các nhà khoa học thông báo đã xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron. Phiên bản này có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR đang được nhiều nước sử dụng để phát hiện các ca nhiễm COVID-19.Thông thường, nCoV bao gồm 4 gene: N, S, E và ORF. Xét nghiệm PCR hoàn chỉnh có thể phát hiện được toàn bộ những gene trên.Trong khi đó, biến chủng Omicron tiêu chuẩn thiếu đoạn protein S. Như vậy, khi làm xét nghiệm PCR, các chuyên gia vẫn có thể phát hiện người nhiễm Omicron mà không cần giải trình tự gene virus.Phiên bản "tàng hình" của Omicron sở hữu nhiều điểm chung với biến chủng tiêu chuẩn nhưng đoạn gene S của nó không biến mất.Điều này khiến xét nghiệm PCR khó phân biệt một người có nhiễm biến thể Omicron hay không.Các nhà khoa học cho biết hiện vẫn còn quá sớm để biết liệu phiên bản "tàng hình" của Omicron mới lây lan theo phương pháp cũ hay không.Theo các chuyên gia, biến chủng "tàng hình" lần đầu tiên xuất hiện trong các bộ gene virus từ Nam Phi, Australia và Canada. Sau đó, chúng được ghi nhận ở nhiều nước khác.Hiện các chuyên gia tích cực nghiên cứu cách thức biến chủng "tàng hình" xuất hiện và đánh giá mức độ nguy hiểm của nó.Với việc phát hiện phiên bản mới của Omicron, các nhà nghiên cứu đã tách biến chủng thành 2 dòng: dòng tiêu chuẩn BA.1 và dạng mới gọi là BA.2."Có hai dạng Omicron: BA.1 và BA.2. Chúng khá khác biệt về mặt di truyền và có thể hoạt động khác nhau", giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London cho biết.Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.
Trong buổi họp nội các chính phủ Anh ngày 7/12, các nhà khoa học thông báo đã xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron. Phiên bản này có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR đang được nhiều nước sử dụng để phát hiện các ca nhiễm COVID-19.
Thông thường, nCoV bao gồm 4 gene: N, S, E và ORF. Xét nghiệm PCR hoàn chỉnh có thể phát hiện được toàn bộ những gene trên.
Trong khi đó, biến chủng Omicron tiêu chuẩn thiếu đoạn protein S. Như vậy, khi làm xét nghiệm PCR, các chuyên gia vẫn có thể phát hiện người nhiễm Omicron mà không cần giải trình tự gene virus.
Phiên bản "tàng hình" của Omicron sở hữu nhiều điểm chung với biến chủng tiêu chuẩn nhưng đoạn gene S của nó không biến mất.
Điều này khiến xét nghiệm PCR khó phân biệt một người có nhiễm biến thể Omicron hay không.
Các nhà khoa học cho biết hiện vẫn còn quá sớm để biết liệu phiên bản "tàng hình" của Omicron mới lây lan theo phương pháp cũ hay không.
Theo các chuyên gia, biến chủng "tàng hình" lần đầu tiên xuất hiện trong các bộ gene virus từ Nam Phi, Australia và Canada. Sau đó, chúng được ghi nhận ở nhiều nước khác.
Hiện các chuyên gia tích cực nghiên cứu cách thức biến chủng "tàng hình" xuất hiện và đánh giá mức độ nguy hiểm của nó.
Với việc phát hiện phiên bản mới của Omicron, các nhà nghiên cứu đã tách biến chủng thành 2 dòng: dòng tiêu chuẩn BA.1 và dạng mới gọi là BA.2.
"Có hai dạng Omicron: BA.1 và BA.2. Chúng khá khác biệt về mặt di truyền và có thể hoạt động khác nhau", giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London cho biết.
Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.