Siêu biến thể Omicron hiện là mối lo ngại ở nhiều nước trên thế giới. Vào ngày 4/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể này đã có mặt ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào vì biến chủng mới này. Dù vậy, nhiều nước áp đặt nhiều hạn chế đi lại để phòng ngừa biến thể Omicron.WHO cho hay phải mất vài tuần nữa để đánh giá đầy đủ hơn về biến thể Omicron bao gồm: khả năng lây nhiễm, nguy cơ gây bệnh nặng và mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị, vắc xin COVID-19 hiện có.Trong khi chờ báo cáo của WHO, một số nhà khoa học hoài nghi biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở động vật, có khả năng là một loài gặm nhấm chứ không phải con người.Theo giả thuyết này, một số loài động vật, có khả năng là loài gặm nhấm, đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 từ người vào khoảng giữa năm 2020. Sau khi tiến hóa và tích lũy nhiều đột biến trong cơ thể động vật, virus quay trở lại "tấn công" con người.Nhà miễn dịch học Kristian Andersen tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) cho hay có một bằng chứng quan trọng ủng hộ giả thuyết trên là Omicron khác xa so với các biến thể SARS-CoV-2 từng được biết đến.Theo nhà miễn dịch học Andersen, so với các giả thuyết khác về nguồn gốc của Omicron như nó phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch hoặc trong một quần thể người có khả năng kiểm soát virus kém, giả thuyết siêu biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở một loài động vật dường như có khả năng hơn.Tương tự, giáo sư vi sinh và miễn dịch học Robert Garry từ Trường Y Tulane nhận định Omicron mang 7 đột biến cho phép biến thể này lây nhiễm sang các loài gặm nhấm, ví dụ như chuột.Ngoài các biến thể gene "thích nghi với loài gặm nhấm", Omicron còn mang một loạt đột biến chưa từng thấy trong bất kỳ biến thể nào khác của virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, một số nhà khoa học coi đây là bằng chứng tiềm năng cho thấy biến thể Omicron xuất hiện trên vật chủ là động vật.Tuy nhiên, nhà sinh học tiến hóa Mike Worobey từ Đại học Arizona (Mỹ) có quan điểm trái ngược. Ông nghi ngờ Omicron phát triển ở người bị suy giảm miễn dịch chứ không phải ở động vật. Theo quan điểm của nhà sinh học tiến hóa Worobey, người bị suy giảm miễn dịch đã mắc COVID-19 và dẫn đến mãn tính do không thể loại bỏ virus trong cơ thể.Các đột biến của virus SARS-CoV-2 ngày càng chồng chất lên nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Alpha đã hình thành theo cách này. Tuy nhiên, điều này chưa thể khẳng định biến thể Omicron cũng như vậy.Nếu không xuất hiện ở cả động vật cũng như người bị suy giảm miễn dịch thì biến chủng Omicron có thể đã xuất hiện lần đầu tiên trong một quần thể người có khả năng kiểm soát virus kém. Do đó, nó có thể đã lây lan và phát triển trong hơn 1 năm nhưng chúng ta không phát hiện.Mời độc giả xem video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn: THDT.
Siêu biến thể Omicron hiện là mối lo ngại ở nhiều nước trên thế giới. Vào ngày 4/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể này đã có mặt ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào vì biến chủng mới này. Dù vậy, nhiều nước áp đặt nhiều hạn chế đi lại để phòng ngừa biến thể Omicron.
WHO cho hay phải mất vài tuần nữa để đánh giá đầy đủ hơn về biến thể Omicron bao gồm: khả năng lây nhiễm, nguy cơ gây bệnh nặng và mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị, vắc xin COVID-19 hiện có.
Trong khi chờ báo cáo của WHO, một số nhà khoa học hoài nghi biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở động vật, có khả năng là một loài gặm nhấm chứ không phải con người.
Theo giả thuyết này, một số loài động vật, có khả năng là loài gặm nhấm, đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 từ người vào khoảng giữa năm 2020. Sau khi tiến hóa và tích lũy nhiều đột biến trong cơ thể động vật, virus quay trở lại "tấn công" con người.
Nhà miễn dịch học Kristian Andersen tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) cho hay có một bằng chứng quan trọng ủng hộ giả thuyết trên là Omicron khác xa so với các biến thể SARS-CoV-2 từng được biết đến.
Theo nhà miễn dịch học Andersen, so với các giả thuyết khác về nguồn gốc của Omicron như nó phát triển ở một người bị suy giảm miễn dịch hoặc trong một quần thể người có khả năng kiểm soát virus kém, giả thuyết siêu biến thể Omicron có thể đã tiến hóa ở một loài động vật dường như có khả năng hơn.
Tương tự, giáo sư vi sinh và miễn dịch học Robert Garry từ Trường Y Tulane nhận định Omicron mang 7 đột biến cho phép biến thể này lây nhiễm sang các loài gặm nhấm, ví dụ như chuột.
Ngoài các biến thể gene "thích nghi với loài gặm nhấm", Omicron còn mang một loạt đột biến chưa từng thấy trong bất kỳ biến thể nào khác của virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, một số nhà khoa học coi đây là bằng chứng tiềm năng cho thấy biến thể Omicron xuất hiện trên vật chủ là động vật.
Tuy nhiên, nhà sinh học tiến hóa Mike Worobey từ Đại học Arizona (Mỹ) có quan điểm trái ngược. Ông nghi ngờ Omicron phát triển ở người bị suy giảm miễn dịch chứ không phải ở động vật. Theo quan điểm của nhà sinh học tiến hóa Worobey, người bị suy giảm miễn dịch đã mắc COVID-19 và dẫn đến mãn tính do không thể loại bỏ virus trong cơ thể.
Các đột biến của virus SARS-CoV-2 ngày càng chồng chất lên nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Alpha đã hình thành theo cách này. Tuy nhiên, điều này chưa thể khẳng định biến thể Omicron cũng như vậy.
Nếu không xuất hiện ở cả động vật cũng như người bị suy giảm miễn dịch thì biến chủng Omicron có thể đã xuất hiện lần đầu tiên trong một quần thể người có khả năng kiểm soát virus kém. Do đó, nó có thể đã lây lan và phát triển trong hơn 1 năm nhưng chúng ta không phát hiện.
Mời độc giả xem video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn: THDT.