Theo NASA, thiên thạch có tên 2009 JF1 đã được đưa vào hệ thống theo dõi Sentry của cơ quan này. Được biết, 2009 JF1 có 1/4.166 khả năng đâm vào Trái Đất.Theo NASA, 2009 JF1 có đường kính ước tính 13 m, chỉ lớn hơn một chút so với xe buýt hai tầng ở Anh. Thiên thạch này dự đoán sẽ bay đến gần Trái đất vào ngày 6/5/2022.Dù có nguy cơ va chạm nhỏ, 2009 JF1 sẽ không gây ra thiệt hại quá nghiêm trọng. Theo NASA, thiên thạch nhỏ hơn 25 m thường bốc cháy khi bay qua khí quyển Trái Đất và hầu như không có thiệt hại đi kèm.Sentry được vận hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Hệ thống này liên tục quét danh mục thiên thạch cập nhật nhất để lọc nguy cơ va chạm với Trái Đất trong vòng 100 năm tới.Thiên thạch 2009 JF1 được phát hiện vào năm 2009. Cả ESA và NASA đều theo dõi sát sao vật thể từ sau đó, theo nhà nghiên cứu Luca Conversi đến từ Trung tâm Điều phối Vật thể gần Trái Đất của ESA.CNEOS có thể tính toán quỹ đạo của những vật thể bay gần hành tinh của chúng ta với độ chính xác cao, qua đó dự đoán khả năng va chạm, thời gian và địa điểm.Thiên thạch (tiếng Anh là meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch.Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài.Nó tạo ra hiện tượng "sao băng" dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn và khối này vẫn được gọi là "thiên thạch" (meteorite).Thường thì khi thiên thạch di chuyển với vấn tốc nhanh và khi va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.Chúng ta có thể thấy rõ những ảnh chụp từ trong không gian của NASA về những vết rỗ trên Mặt trăng vì ở đây không có gió hay trên Hỏa tinh (Sao Hỏa).Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Theo NASA, thiên thạch có tên 2009 JF1 đã được đưa vào hệ thống theo dõi Sentry của cơ quan này. Được biết, 2009 JF1 có 1/4.166 khả năng đâm vào Trái Đất.
Theo NASA, 2009 JF1 có đường kính ước tính 13 m, chỉ lớn hơn một chút so với xe buýt hai tầng ở Anh. Thiên thạch này dự đoán sẽ bay đến gần Trái đất vào ngày 6/5/2022.
Dù có nguy cơ va chạm nhỏ, 2009 JF1 sẽ không gây ra thiệt hại quá nghiêm trọng. Theo NASA, thiên thạch nhỏ hơn 25 m thường bốc cháy khi bay qua khí quyển Trái Đất và hầu như không có thiệt hại đi kèm.
Sentry được vận hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Hệ thống này liên tục quét danh mục thiên thạch cập nhật nhất để lọc nguy cơ va chạm với Trái Đất trong vòng 100 năm tới.
Thiên thạch 2009 JF1 được phát hiện vào năm 2009. Cả ESA và NASA đều theo dõi sát sao vật thể từ sau đó, theo nhà nghiên cứu Luca Conversi đến từ Trung tâm Điều phối Vật thể gần Trái Đất của ESA.
CNEOS có thể tính toán quỹ đạo của những vật thể bay gần hành tinh của chúng ta với độ chính xác cao, qua đó dự đoán khả năng va chạm, thời gian và địa điểm.
Thiên thạch (tiếng Anh là meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch.
Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài.
Nó tạo ra hiện tượng "sao băng" dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn và khối này vẫn được gọi là "thiên thạch" (meteorite).
Thường thì khi thiên thạch di chuyển với vấn tốc nhanh và khi va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.
Chúng ta có thể thấy rõ những ảnh chụp từ trong không gian của NASA về những vết rỗ trên Mặt trăng vì ở đây không có gió hay trên Hỏa tinh (Sao Hỏa).
Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.