Năm 2015, một người đàn ông tên David Hole khi đang tìm kiếm những cục quặng vàng còn sót lại tại vùng Golfiels – Esperance của Úc đã phát hiện một tảng đá màu nâu đỏ kỳ lạ.Nó chỉ dài 39 cm, nhưng nặng đến 17 kg, một điều bất thường với mọi tảng đá bình thường khác cùng kích cỡ. Vì vậy anh chàng tin rằng chỉ có thể là có vàng bên trong mới khiến tảng đá nặng như vậy.Tuy nhiên sau khi mang về, dù làm đủ mọi cách David vẫn không thể xẻ viên đá ra. Sau một khoảng thời gian dài tới vài năm chịu thua tảng đá bất trị, David Hole quyết định mang nó đến Bảo tàng Melbourne để nhờ xem xét.Sau khi xem xét, các chuyên gia nói với anh rằng tảng đá này còn quý hơn vàng nhiều lần. Đây là một thiên thạch 4,6 tỷ năm tuổi! (xuất hiện cùng thời kỳ với Mặt trời và một số hành tinh khác trong Hệ Mặt trời).Các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng đã có hàng nghìn những tảng đá kỳ lạ được mang đến bảo tàng nhờ kiểm định trong suốt 37 năm qua nhưng chỉ có 2 viên đá thực sự là những thiên thạch đáng quý, trong số đó có tảng đá bất trị của David Hole.Tảng thiên thạch sau đó đã được bảo tàng đặt tên là Maryborough theo tên thị trấn gần nơi David Hole tìm thấy nó. Tảng thiên thạch rõ ràng là rất khác so với đá ở trên Trái đất.Các chuyên gia từ bảo tàng Melborne đã dùng cưa kim cương để xẻ và nghiên cứu tảng thiên thạch Maryborough. Qua phân tích, họ phát hiện ra trong thành phần của nó có một phần lớn là sắt, bên cạnh các kết tinh của một số khoáng chất khác có nguồn gốc ngoài không gian.Thiên thạch có tên tiếng Anh là “meteorite” được hiểu là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi thiên thạch từ trong không gian vào đến bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng và xuất hiện cái đuôi.Khi thiên thạch di chuyển với vận tốc nhanh va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.Thiên thạch có giá trị thực sự khó đoán. Với các nhà khoa học, thiên thạch là những chứng cứ quan trọng, cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu nguồn gốc hình thành hệ mặt trời, hoặc tìm kiếm những dấu hiệu của nước hoặc các điều kiện lý hóa của một hành tinh nếu thiên thạch có nguồn gốc từ hành tinh đó.Do những trường hợp thiên thạch không cháy hết rất hiếm xảy ra, những mảnh thiên thạch còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu có kích thước lớn, trở thành mặt hàng có giá trị sưu tầm.Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Nó được tìm kiếm rất gắt gao, còn hơn là các trang sức vàng, bạc, giá ngang với kim cương.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Năm 2015, một người đàn ông tên David Hole khi đang tìm kiếm những cục quặng vàng còn sót lại tại vùng Golfiels – Esperance của Úc đã phát hiện một tảng đá màu nâu đỏ kỳ lạ.
Nó chỉ dài 39 cm, nhưng nặng đến 17 kg, một điều bất thường với mọi tảng đá bình thường khác cùng kích cỡ. Vì vậy anh chàng tin rằng chỉ có thể là có vàng bên trong mới khiến tảng đá nặng như vậy.
Tuy nhiên sau khi mang về, dù làm đủ mọi cách David vẫn không thể xẻ viên đá ra. Sau một khoảng thời gian dài tới vài năm chịu thua tảng đá bất trị, David Hole quyết định mang nó đến Bảo tàng Melbourne để nhờ xem xét.
Sau khi xem xét, các chuyên gia nói với anh rằng tảng đá này còn quý hơn vàng nhiều lần. Đây là một thiên thạch 4,6 tỷ năm tuổi! (xuất hiện cùng thời kỳ với Mặt trời và một số hành tinh khác trong Hệ Mặt trời).
Các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng đã có hàng nghìn những tảng đá kỳ lạ được mang đến bảo tàng nhờ kiểm định trong suốt 37 năm qua nhưng chỉ có 2 viên đá thực sự là những thiên thạch đáng quý, trong số đó có tảng đá bất trị của David Hole.
Tảng thiên thạch sau đó đã được bảo tàng đặt tên là Maryborough theo tên thị trấn gần nơi David Hole tìm thấy nó. Tảng thiên thạch rõ ràng là rất khác so với đá ở trên Trái đất.
Các chuyên gia từ bảo tàng Melborne đã dùng cưa kim cương để xẻ và nghiên cứu tảng thiên thạch Maryborough. Qua phân tích, họ phát hiện ra trong thành phần của nó có một phần lớn là sắt, bên cạnh các kết tinh của một số khoáng chất khác có nguồn gốc ngoài không gian.
Thiên thạch có tên tiếng Anh là “meteorite” được hiểu là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi thiên thạch từ trong không gian vào đến bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng và xuất hiện cái đuôi.
Khi thiên thạch di chuyển với vận tốc nhanh va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm.
Thiên thạch có giá trị thực sự khó đoán. Với các nhà khoa học, thiên thạch là những chứng cứ quan trọng, cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu nguồn gốc hình thành hệ mặt trời, hoặc tìm kiếm những dấu hiệu của nước hoặc các điều kiện lý hóa của một hành tinh nếu thiên thạch có nguồn gốc từ hành tinh đó.
Do những trường hợp thiên thạch không cháy hết rất hiếm xảy ra, những mảnh thiên thạch còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu có kích thước lớn, trở thành mặt hàng có giá trị sưu tầm.
Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Nó được tìm kiếm rất gắt gao, còn hơn là các trang sức vàng, bạc, giá ngang với kim cương.