Sao Hỏa là một hành tinh gồm hai nửa bán cầu rất khác nhau, vùng đất thấp phía bắc mịn màng, còn vùng cao nguyên phía nam gồ ghề, và bề mặt ở các khu vực phía bắc của sao Hỏa dường như trẻ hơn nhiều so với những vùng đất cổ xưa ở phía nam.
Khi các khu vực địa chất này giao nhau, đôi khi chúng tạo thành một khu vực chuyển tiếp chứa đầy một loạt các đặc điểm, mô hình và từng có quy trình biến đổi địa chất hấp dẫn.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Một vài khu vực quan trọng trên sao Hỏa như vùng có tên là Deuteronilus Mensae, có thể được nhìn thấy trong những hình ảnh này từ Camera stereo Độ phân giải cao (HRSC) của Mars Express.
Cảnh quan này cho thấy rõ ràng và phổ biến các dấu hiệu xói mòn kéo dài. Bề mặt chứa hỗn hợp các vách đá, hẻm núi, vết sẹo, gò đất dốc đứng, các vết tích luống băng rạn nứt và nhiều thứ khác nữa.
Những đặc điểm này được tạo ra khi vật liệu chảy mạnh mổ xẻ khu vực, cắt ngang cảnh quan hiện có và khắc ra một mạng lưới các kênh uốn lượn.
Trong trường hợp của Deuteronilus Mensae, băng tan chảy có thể là thủ phạm có khả năng nhất. Các nhà khoa học tin rằng, địa hình này đã trải qua hoạt động băng giá khắc nghiệt trong quá khứ rộng lớn qua nhiều thời đại Martian.
Người ta cho rằng, các dòng sông băng tan chảy đã ăn mòn ở vùng đồng bằng và cao nguyên từng bao phủ khu vực này, chỉ để lại một vệt đất đá dốc đứng, bằng phẳng, bị cô lập sau khi tất cả biến mất.
Các lớp trầm tích bao phủ, một số được đánh dấu bằng các dòng chảy từ vật liệu có dấu hiệu di chuyển xuống dốc, cùng một hỗn hợp băng và các mảnh vụn tích tụ lại di chuyển với nhau theo kiểu một trận lở đất hoặc dòng chảy bùn trên Trái đất.
Các nghiên cứu về khu vực này của Tàu thám hiểm sao Hỏa, NASA đã chỉ ra rằng, hầu hết các vết tích được thấy ở đây thực sự từng có chứa hàm lượng nước đá cao lên tới 90%.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực