Mời quý độc giả xem video: 13 hiện tượng thiên nhiên kỳ quái nhất hành tinh |
|
Hiện tượng bầu trời đỏ vào thế kỷ thứ 18 là điều bí ẩn suốt 300 năm qua. Nhưng các nhà khoa học thuộc trường đại học Osaka ở Nhật Bản gần đây đã tìm được các tài liệu mới cho thấy hiện tượng này gây ra bởi bão mặt trời cực mạnh.
|
Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng bầu trời đỏ như máu vào năm 1770 là do bão mặt trời cực mạnh. |
Để tìm lời giải cho hiện tượng bí ẩn suốt 300 năm, các nhà khoa học đã tìm lại các tài liệu lịch sử từ Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản trong thế kỷ thứ 18, để xem liệu chúng có đề cập tới cực quang.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm kiếm tài liệu từ chuyến thám hiểm của James Cook trên tàu HMS Endeavour, cũng như các bức họa cho thấy vết đen mặt trời bởi nhà thiên văn học Johann Caspar Staudacher vào thời kỳ đó.
Bằng việc xem xét kỹ lưỡng 111 tài liệu cổ xưa, các nhà khoa học đã phát hiện thời điểm xảy ra sự kiện bầu trời đỏ ở châu Á, vết đen của mặt trời lớn gấp 2 lần so với thời điểm xảy ra sự kiện Carrington, bão mặt trời cực mạnh vào năm 1859.
“Vết đen của mặt trời vào năm 1770 lớn gấp 2 lần vết đen được quan sát trong sự kiện bão mặt trời cực mạnh vào năm 1859”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học cũng phát hiện hiện tượng cực quang được nhìn thấy bởi thủy thủ đoàn trên tàu HMS Endeavour ở gần đảo Timor ở khu vực Đông Nam Á. Do cực quang xảy ra ở vĩ độ thấp, nên họ cho rằng hiện tượng này gây ra bởi bão từ trường cực mạnh.