Những lục địa trong đồ họa dường như xẹp đi vào mùa hè, thể hiện thời gian và vị trí thực vật phát triển và cây cối hấp thụ CO2 từ khí quyển. Đến mùa đông, các lục địa dường như phồng lên, hé lộ thời kỳ thực vật chết dần và các-bon được giải phóng.Sự thay đổi rõ rệt nhất là ở khu vực ôn đới như lụa địa châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có sự khác biệt theo mùa rõ ràng. Những vùng ở xích đạo không thay đổi nhiều trong suốt cả năm. Trong khi đó, một số vùng sa mạc cây cỏ thưa thớt không dự trữ hoặc giải phóng nhiều các-bon.Markus Reichstein, Giám đốc phòng tích hợp Hóa sinh tại Viện Hóa sinh Max-Planck, Đức, cho biết dữ liệu của đồ họa này được lấy từ các quan sát vệ tinh và hàng trăm trạm giám sát các-bon trên toàn thế giới.Những gì mà đồ họa cho thấy là một phần quan trọng của chu trình các-bon của hành tinh. Các-bon có thể được thải vào khí quyển do vật chất hữu cơ phân hủy và do sự xói mòn của đá có chứa các hợp chất các-bon.Ngược lại, các-bon có thể được hấp thụ bởi đại dương và thực vật, những nơi sử dụng các-bon trong quá trình quang hợp.Tầm quan trọng của thực vật được thể hiện rõ ràng trong đồ họa động, cho thấy những nơi có nhiều thực vật như rừng Amazon và các khu rừng ở Đông Âu hấp thụ một lượng lớn các-bon vào mùa hè ở Nam và Bắc bán cầu tương ứng.Reichstein cho biết, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi mô hình phát triển của thảm thực vật trên toàn cầu, do đó dòng chảy của các-bon vào và ra khỏi sinh quyển cũng đang thay đổi.Ví dụ, mùa hè ấm hơn, dài hơn ở Bắc bán cầu có thể tốt cho sự phát triển của thực vật, ông nói. Nhưng khi sự ấm lên đi kèm với thiếu hụt lượng mưa - như ở phần lớn miền Tây nước Mỹ - thì biến đổi khí hậu có thể hạn chế sự phát triển của thực vật.Reichstein chia sẻ: “Chu kỳ các-bon và cách nó thay đổi từ tháng này sang tháng khác cho chúng ta biết rất nhiều điều. Thông điệp rút ra ở đây là rừng rất quan trọng đối với sức khỏe Trái Đất của chúng ta."Nghiên cứu gần đây cho thấy Amazon, một trong những bể chứa các-bon lớn nhất hành tinh gần đây đã thải ra lượng carbon nhiều hơn mức cần thiết bởi nạn phá rừng và cháy rừng.
Những lục địa trong đồ họa dường như xẹp đi vào mùa hè, thể hiện thời gian và vị trí thực vật phát triển và cây cối hấp thụ CO2 từ khí quyển. Đến mùa đông, các lục địa dường như phồng lên, hé lộ thời kỳ thực vật chết dần và các-bon được giải phóng.
Sự thay đổi rõ rệt nhất là ở khu vực ôn đới như lụa địa châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có sự khác biệt theo mùa rõ ràng. Những vùng ở xích đạo không thay đổi nhiều trong suốt cả năm. Trong khi đó, một số vùng sa mạc cây cỏ thưa thớt không dự trữ hoặc giải phóng nhiều các-bon.
Markus Reichstein, Giám đốc phòng tích hợp Hóa sinh tại Viện Hóa sinh Max-Planck, Đức, cho biết dữ liệu của đồ họa này được lấy từ các quan sát vệ tinh và hàng trăm trạm giám sát các-bon trên toàn thế giới.
Những gì mà đồ họa cho thấy là một phần quan trọng của chu trình các-bon của hành tinh. Các-bon có thể được thải vào khí quyển do vật chất hữu cơ phân hủy và do sự xói mòn của đá có chứa các hợp chất các-bon.
Ngược lại, các-bon có thể được hấp thụ bởi đại dương và thực vật, những nơi sử dụng các-bon trong quá trình quang hợp.
Tầm quan trọng của thực vật được thể hiện rõ ràng trong đồ họa động, cho thấy những nơi có nhiều thực vật như rừng Amazon và các khu rừng ở Đông Âu hấp thụ một lượng lớn các-bon vào mùa hè ở Nam và Bắc bán cầu tương ứng.
Reichstein cho biết, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi mô hình phát triển của thảm thực vật trên toàn cầu, do đó dòng chảy của các-bon vào và ra khỏi sinh quyển cũng đang thay đổi.
Ví dụ, mùa hè ấm hơn, dài hơn ở Bắc bán cầu có thể tốt cho sự phát triển của thực vật, ông nói. Nhưng khi sự ấm lên đi kèm với thiếu hụt lượng mưa - như ở phần lớn miền Tây nước Mỹ - thì biến đổi khí hậu có thể hạn chế sự phát triển của thực vật.
Reichstein chia sẻ: “Chu kỳ các-bon và cách nó thay đổi từ tháng này sang tháng khác cho chúng ta biết rất nhiều điều. Thông điệp rút ra ở đây là rừng rất quan trọng đối với sức khỏe Trái Đất của chúng ta."
Nghiên cứu gần đây cho thấy Amazon, một trong những bể chứa các-bon lớn nhất hành tinh gần đây đã thải ra lượng carbon nhiều hơn mức cần thiết bởi nạn phá rừng và cháy rừng.