Ackee và cá muối là hai món ăn gắn liền với văn hóa của người Jamaica. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc làm thế nào món ăn gồm thứ trái cây độc hại của Tây Phi và loài cá đến từ Bắc Đại Tây Dương lại trở thành "quốc thực" ở Jamaica?Ackee (tên khoa học Blighia Sapida) là cây thân gỗ tán rộng thuộc họ Sapindaceae. Nó khét tiếng cho quả cực độc, vì trong trái có chứa đến 2 loại chất độc chết người: hypoglycin A và hypoglycin B.Vỏ ngoài của quả ackee có màu đỏ, trông khá giống vải thiều, nguồn gốc từ Ghana. Có hình dáng như trái lê, ackee khi chín chuyển từ màu xanh lục sang đỏ tươi hoặc vàng cam.Chúng tự tách ra, để lộ những hạt lớn màu đen bóng bên trong. Mỗi phần được bao phủ bởi lớp thịt mềm. Ngày nay, trái ackee được đóng hộp và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này.Theo các chuyên gia, loại quả lạ này được đưa tới một hòn đảo ở Jamaica từ một con tàu nô lệ từ Tây Phi. Do phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Jamaica nên loại trái cây này rất phát triển tại đây.Ngày nay, dọc theo chiều dài đất nước này, du khách sẽ thấy số lượng lớn cây ackee mọc khắp nơi, từ vịnh Montego đến các khu vườn của Goldeneye...Như đã nói ở trên, trong trái ackee có độc tố. Nếu ăn những quả chưa chín, bạn có thể tử vong trong vòng một ngày. Bởi vậy người dân địa phương chỉ ăn những quả đã chín đỏ ửng và biến nó trở thành một phần món ăn "quốc thực" của mình.Trong quá trình chín tự nhiên, ackee chuyển hóa độc tố hypoglycin A thành khí, giải phóng triệt để khi quả tự nứt tung. Độc tố hypoglycin B trong quả ackee chỉ nằm trong hạt, không bị giải phóng nhưng cũng không có gì đáng ngại.Bởi vì, phần ngon lành và hấp dẫn của loài quả này là lớp cùi cuống hạt dày xốp, màu vàng tươi và vị béo ngậy. Trước khi ackee đến Caribe, các thuộc dân ở đây đã quen với một loại thức ăn rẻ và để lâu được: cá muối.Tất nhiên, miếng cá muối mặn chát không phải là món ngon. Ngược lại, cùi ackee tuy béo nhưng nhạt tếch. Thay vì ăn riêng từng món, người Jamaica lần mò ra cách kết hợp. Trải qua nhiều thời gian, họ cuối cùng tìm được công thức hoàn hảo nhất vào thế kỷ XX.Món ackee cá muối xào có vị đậm đà của cá và thơm bùi của ackee, ngon không cưỡng nổi. Cùi ackee càng chín càng vàng, mềm như miếng trứng bác, tan ngay trong miệng.Ngày nay, nhờ kinh tế khá giả, người Jamaica biến tấu nhiều món mặn với ackee, ví dụ xào chung với thịt lợn. Tuy nhiên, họ vẫn yêu thích nhất sự kết hợp giữa ackee và cá muối.Mời các bạn xem video: Cây nào phù hợp với đô thị Hà Nội? Nguồn: VTV
Ackee và cá muối là hai món ăn gắn liền với văn hóa của người Jamaica. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc làm thế nào món ăn gồm thứ trái cây độc hại của Tây Phi và loài cá đến từ Bắc Đại Tây Dương lại trở thành "quốc thực" ở Jamaica?
Ackee (tên khoa học Blighia Sapida) là cây thân gỗ tán rộng thuộc họ Sapindaceae. Nó khét tiếng cho quả cực độc, vì trong trái có chứa đến 2 loại chất độc chết người: hypoglycin A và hypoglycin B.
Vỏ ngoài của quả ackee có màu đỏ, trông khá giống vải thiều, nguồn gốc từ Ghana. Có hình dáng như trái lê, ackee khi chín chuyển từ màu xanh lục sang đỏ tươi hoặc vàng cam.
Chúng tự tách ra, để lộ những hạt lớn màu đen bóng bên trong. Mỗi phần được bao phủ bởi lớp thịt mềm. Ngày nay, trái ackee được đóng hộp và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này.
Theo các chuyên gia, loại quả lạ này được đưa tới một hòn đảo ở Jamaica từ một con tàu nô lệ từ Tây Phi. Do phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Jamaica nên loại trái cây này rất phát triển tại đây.
Ngày nay, dọc theo chiều dài đất nước này, du khách sẽ thấy số lượng lớn cây ackee mọc khắp nơi, từ vịnh Montego đến các khu vườn của Goldeneye...
Như đã nói ở trên, trong trái ackee có độc tố. Nếu ăn những quả chưa chín, bạn có thể tử vong trong vòng một ngày. Bởi vậy người dân địa phương chỉ ăn những quả đã chín đỏ ửng và biến nó trở thành một phần món ăn "quốc thực" của mình.
Trong quá trình chín tự nhiên, ackee chuyển hóa độc tố hypoglycin A thành khí, giải phóng triệt để khi quả tự nứt tung. Độc tố hypoglycin B trong quả ackee chỉ nằm trong hạt, không bị giải phóng nhưng cũng không có gì đáng ngại.
Bởi vì, phần ngon lành và hấp dẫn của loài quả này là lớp cùi cuống hạt dày xốp, màu vàng tươi và vị béo ngậy. Trước khi ackee đến Caribe, các thuộc dân ở đây đã quen với một loại thức ăn rẻ và để lâu được: cá muối.
Tất nhiên, miếng cá muối mặn chát không phải là món ngon. Ngược lại, cùi ackee tuy béo nhưng nhạt tếch. Thay vì ăn riêng từng món, người Jamaica lần mò ra cách kết hợp. Trải qua nhiều thời gian, họ cuối cùng tìm được công thức hoàn hảo nhất vào thế kỷ XX.
Món ackee cá muối xào có vị đậm đà của cá và thơm bùi của ackee, ngon không cưỡng nổi. Cùi ackee càng chín càng vàng, mềm như miếng trứng bác, tan ngay trong miệng.
Ngày nay, nhờ kinh tế khá giả, người Jamaica biến tấu nhiều món mặn với ackee, ví dụ xào chung với thịt lợn. Tuy nhiên, họ vẫn yêu thích nhất sự kết hợp giữa ackee và cá muối.