Với diện tích khoảng 9,4 triệu km2 trải rộng trên 11 quốc gia Bắc Phi, sa mạc Sahara là một trong những sa mạc lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 58 độ C. Sa mạc này liên tục phả ra luồng không khí khô và nóng vào bầu khí quyển.Các chuyên gia phát hiện sa mạc Sahara được coi là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự hình thành của những siêu bão khủng khiếp xuất hiện ở khu vực Đại Tây Dương trong những thập kỷ qua.Theo các chuyên gia, sa mạc Sahara được hình thành cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Sa mạc này không ngừng mở rộng diện tích qua năm tháng.Từ năm 1962 tới nay, các nhà khoa học ước tính sa mạc Sahara đã mở rộng thêm gần 650.000 km2.Khi nghiên cứu về sa mạc Sahara, các chuyên gia muốn xác định độ sâu. Sau khi bàn bạc, họ quyết định sử dụng công nghệ radar để đo độ sâu của sa mạc Sahara vì khó có thể dùng máy khoan hay đào trực tiếp xuống đáy để kiểm tra độ sâu.Việc sử dụng công nghệ radar có thể giúp các chuyên gia đo được độ sâu ở các địa điểm khác nhau tại sa mạc Sahara. Nhờ những dữ liệu thu thập được, họ xác định độ sâu trung bình của sa mạc Sahara là khoảng 150m.Bên dưới sa mạc Sahara, các chuyên gia có phát hiện đặc biệt. Đó là bên dưới lớp cát khổng lồ là những con sông, hồ khổng lồ chảy ngầm.Tại một số điểm của sa mạc Sahara, nước sẽ tuôn trào lên mặt đất và con người có thể nhìn thấy. Các chuyên gia phát hiện những con sông ngầm chảy từ núi Atlas khiến sa mạc Sahara sở hữu lượng nước ngầm khổng lồ.Trong số này, các chuyên gia phát hiện bên dưới sa mạc Sahara có một hồ nước cổ đại từng có diện tích lên tới 108.000 km2. Sau nhiều thế kỷ, diện tích của hồ bị thu hẹp xuống còn khoảng i 48.000 km2 và sâu khoảng 190m.Ngoài ra, trong lòng sa mạc Sahara, các chuyên gai tìm thấy nhiều hóa thạch các loài động vật bao gồm cả khủng long, đồ tạo tác của tổ tiên loài người...Mời độc giả xem video: Trào lưu phủ xanh sa mạc. Nguồn: VTV24.
Với diện tích khoảng 9,4 triệu km2 trải rộng trên 11 quốc gia Bắc Phi, sa mạc Sahara là một trong những sa mạc lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 58 độ C. Sa mạc này liên tục phả ra luồng không khí khô và nóng vào bầu khí quyển.
Các chuyên gia phát hiện sa mạc Sahara được coi là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự hình thành của những siêu bão khủng khiếp xuất hiện ở khu vực Đại Tây Dương trong những thập kỷ qua.
Theo các chuyên gia, sa mạc Sahara được hình thành cách đây khoảng 2,5 triệu năm. Sa mạc này không ngừng mở rộng diện tích qua năm tháng.
Từ năm 1962 tới nay, các nhà khoa học ước tính sa mạc Sahara đã mở rộng thêm gần 650.000 km2.
Khi nghiên cứu về sa mạc Sahara, các chuyên gia muốn xác định độ sâu. Sau khi bàn bạc, họ quyết định sử dụng công nghệ radar để đo độ sâu của sa mạc Sahara vì khó có thể dùng máy khoan hay đào trực tiếp xuống đáy để kiểm tra độ sâu.
Việc sử dụng công nghệ radar có thể giúp các chuyên gia đo được độ sâu ở các địa điểm khác nhau tại sa mạc Sahara. Nhờ những dữ liệu thu thập được, họ xác định độ sâu trung bình của sa mạc Sahara là khoảng 150m.
Bên dưới sa mạc Sahara, các chuyên gia có phát hiện đặc biệt. Đó là bên dưới lớp cát khổng lồ là những con sông, hồ khổng lồ chảy ngầm.
Tại một số điểm của sa mạc Sahara, nước sẽ tuôn trào lên mặt đất và con người có thể nhìn thấy. Các chuyên gia phát hiện những con sông ngầm chảy từ núi Atlas khiến sa mạc Sahara sở hữu lượng nước ngầm khổng lồ.
Trong số này, các chuyên gia phát hiện bên dưới sa mạc Sahara có một hồ nước cổ đại từng có diện tích lên tới 108.000 km2. Sau nhiều thế kỷ, diện tích của hồ bị thu hẹp xuống còn khoảng i 48.000 km2 và sâu khoảng 190m.
Ngoài ra, trong lòng sa mạc Sahara, các chuyên gai tìm thấy nhiều hóa thạch các loài động vật bao gồm cả khủng long, đồ tạo tác của tổ tiên loài người...
Mời độc giả xem video: Trào lưu phủ xanh sa mạc. Nguồn: VTV24.