Cá thòi lòi khá quen thuộc ở miền Tây. Chúng được dân nhậu cực kỳ ưa thích vì chế biến được nhiều món ngon, lạ. Thòi lòi từng được các nhà khoa học đánh giá là một trong 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, chúng có thể sống cả trên cạn và dưới nước.Hình dáng “dị” so với các loài cá thường thấy, mắt lồi như mắt ếch. Loại " thủy quái miền Tây" này chạy, nhảy kiếm mồi trên cạn dễ dàng, điều mà những loài cá khác không làm được. Khô cá thòi lòi nước lợ là một món khô đặc sản miền Tây có tiếng. Giá mỗi kg khô cá thòi lòi từ 175.000 – 400.000 đồng. Chúng trở thành nguồn lợi kinh doanh cho không ít gia đình.Tuy hình dáng thuộc hàng "xấu nhất nhì", nhưng cá thòi lòi thịt ngọt thơm “ăn đứt” các loài cá khác. Hơn nữa, người dân muốn bắt được mẻ cá lớn phải đi vào ban đêm, dùng đèn soi vào mắt cá, để chúng nằm bất động, nên việc bắt cá khá vất vả. Thòi lòi mang về lột da, chế biến thêm gia vị, thêm công đoạn phơi khô cầu kỳ, vậy nên giá khô cá thòi lòi không rẻ.Cá leo có trọng lượng trên 60kg từng được nhiều vùng ở miền Tây bắt được là một trong những loài cá to lớn bán rất được giá. Không ít người lùng mua cá leo để bồi bổ, tăng cường sinh lực. Tiến sĩ Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) cho hay, cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ.Loài cá leo to lớn, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch, ăn thịt động vật. Ở khu vực Biển Hồ (Campuchia) rộng lớn, ngư dân ít đánh bắt nên mới còn lại một số ít cá leo “khủng”.Cá tra dầu là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Ảnh người dân Đồng Tháp bắt được cá tra dầu nặng 135kg, bán với giá 50 triệu đồng (Ảnh: TP).Đây là loài cá quý hiếm. Ngư dân miền Tây từng nhiều lần bắt được và bán với giá cao. Tùy vào trọng lượng của cá tra dầu, mức giá là khác nhau, dao động từ 15 – trên 50 triệu đồng.Là một trong những loài “thủy quái” vì kích thước lớn, cá hô là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép. Đây cũng là một trong những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Loài cá này có thể nặng tới 300kg và rất có giá trị kinh tế. Ngư dân miền Tây từng đánh bắt được loài cá này trên sông Hậu, và bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg.Nghề đi săn cá “khủng” trên sông nước miền Tây cũng vì thế xuất hiện vì giá trị kinh tế mà các loài cá bắt được mang lại. Ngư dân thường đi săn cá hô vào lúc nửa đêm, nếu may mắn, có người từng kiếm được tiền tỷ khi bắt được 2-3 con cá hô “khủng”. Tuy nhiên, nghề săn cá cũng nguy hiểm, vất vả và không phải ai cũng làm được.Thi thoảng ngư dân thả lưới dính được cá huyết rồng nặng đến hơn nửa tạ, từ vùng Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước về An Giang, Đồng Tháp. Cá huyết rồng không chỉ đẹp mà còn là loài cá có giá trị khủng nhất châu Á. Ở nhiều quốc gia, cá huyết rồng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, do đó, giá của chúng khá đắt, khách trả hàng ngàn đôla để có được con cá huyết rồng ưng ý. Ảnh minh họaLoài cá này có thể sống đến 100 năm. Mặc dù cho rằng thịt cá huyết rồng thịt rất ngon, nhưng do bán được giá (khoảng 1,5 triệu đồng/kg) nên hầu như người bắt được mang cá đi bán, người mua nuôi cá làm cảnh.Cá huyết rồng còn sống, bán rất được giá hơn cả.
Cá thòi lòi khá quen thuộc ở miền Tây. Chúng được dân nhậu cực kỳ ưa thích vì chế biến được nhiều món ngon, lạ. Thòi lòi từng được các nhà khoa học đánh giá là một trong 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh, chúng có thể sống cả trên cạn và dưới nước.
Hình dáng “dị” so với các loài cá thường thấy, mắt lồi như mắt ếch. Loại " thủy quái miền Tây" này chạy, nhảy kiếm mồi trên cạn dễ dàng, điều mà những loài cá khác không làm được. Khô cá thòi lòi nước lợ là một món khô đặc sản miền Tây có tiếng. Giá mỗi kg khô cá thòi lòi từ 175.000 – 400.000 đồng. Chúng trở thành nguồn lợi kinh doanh cho không ít gia đình.
Tuy hình dáng thuộc hàng "xấu nhất nhì", nhưng cá thòi lòi thịt ngọt thơm “ăn đứt” các loài cá khác. Hơn nữa, người dân muốn bắt được mẻ cá lớn phải đi vào ban đêm, dùng đèn soi vào mắt cá, để chúng nằm bất động, nên việc bắt cá khá vất vả. Thòi lòi mang về lột da, chế biến thêm gia vị, thêm công đoạn phơi khô cầu kỳ, vậy nên giá khô cá thòi lòi không rẻ.
Cá leo có trọng lượng trên 60kg từng được nhiều vùng ở miền Tây bắt được là một trong những loài cá to lớn bán rất được giá. Không ít người lùng mua cá leo để bồi bổ, tăng cường sinh lực. Tiến sĩ Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) cho hay, cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Loại cá này thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ.
Loài cá leo to lớn, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch, ăn thịt động vật. Ở khu vực Biển Hồ (Campuchia) rộng lớn, ngư dân ít đánh bắt nên mới còn lại một số ít cá leo “khủng”.
Cá tra dầu là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Ảnh người dân Đồng Tháp bắt được cá tra dầu nặng 135kg, bán với giá 50 triệu đồng (Ảnh: TP).
Đây là loài cá quý hiếm. Ngư dân miền Tây từng nhiều lần bắt được và bán với giá cao. Tùy vào trọng lượng của cá tra dầu, mức giá là khác nhau, dao động từ 15 – trên 50 triệu đồng.
Là một trong những loài “thủy quái” vì kích thước lớn, cá hô là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép. Đây cũng là một trong những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Loài cá này có thể nặng tới 300kg và rất có giá trị kinh tế. Ngư dân miền Tây từng đánh bắt được loài cá này trên sông Hậu, và bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg.
Nghề đi săn cá “khủng” trên sông nước miền Tây cũng vì thế xuất hiện vì giá trị kinh tế mà các loài cá bắt được mang lại. Ngư dân thường đi săn cá hô vào lúc nửa đêm, nếu may mắn, có người từng kiếm được tiền tỷ khi bắt được 2-3 con cá hô “khủng”. Tuy nhiên, nghề săn cá cũng nguy hiểm, vất vả và không phải ai cũng làm được.
Thi thoảng ngư dân thả lưới dính được cá huyết rồng nặng đến hơn nửa tạ, từ vùng Biển Hồ (Campuchia) theo dòng nước về An Giang, Đồng Tháp. Cá huyết rồng không chỉ đẹp mà còn là loài cá có giá trị khủng nhất châu Á. Ở nhiều quốc gia, cá huyết rồng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, do đó, giá của chúng khá đắt, khách trả hàng ngàn đôla để có được con cá huyết rồng ưng ý. Ảnh minh họa
Loài cá này có thể sống đến 100 năm. Mặc dù cho rằng thịt cá huyết rồng thịt rất ngon, nhưng do bán được giá (khoảng 1,5 triệu đồng/kg) nên hầu như người bắt được mang cá đi bán, người mua nuôi cá làm cảnh.
Cá huyết rồng còn sống, bán rất được giá hơn cả.