Margot Krasojević Architects đã sử dụng phần mềm mô phỏng để nghiên cứu sự chuyển động củarác thải nhựa trong đại dương, từ đó hiểu các cách thu gom rác thải nhựa và có thể sử dụng tốt hơn.Với những mục tiêu này, Krasojević đã biến rác thải nhựa trên đại dương thành một hòn đảo.
Khách sạn nằm trên đảo nhựa sẽ được thiết kế như một nơi tái chế. Nơi này sẽ thu giữ rác thải nhựa đã được thải ra đại dương, và rác thải nhựa sẽ đi vàocác bó lướitrở thành thiết bị nổi.Quá trình này sẽ khiến hòn đảo lớn dần lên và tạo ra một bãi rác nổi dưới đáy đại dương.Theo thời gian, sẽ có phù sa và cát lắng đọng trên rác thải nhựa, giúp cây ngập mặn phát triển.
Các tấm vảiđan xenđược làm từlưới sợi bê tôngphân hủy sinh học sẽ giúp hòn đảo thêm chắc chắn. Các mạng lưới tích hợp vào hòn đảo như các xúc tu có thể trải rộng ra.Các xúc tu hút nước, ngăn lũ lụt.Nước có thể được xả ra khi không còn thiên tai nữa.Hệ thống này sẽ giúp bảo vệ hòn đảo khỏi những cơn bão biển khủng khiếp.
Khách sạn có các phòng có mái che và các khu vực để cắm trại. Vòi hoa sen trong phòng khách sạn đã được lọc nước và nước được bơm vào khách sạn bằng năng lượng mặt trời. Mọi người có thể đến hòn đảo sinh sống và nghỉ dưỡng.