Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào tháng 11 hàng năm, khi hành tinh của chúng ta đi qua các mảnh vụn do sao chổi Temple-Tuttle để lại.Bản thân sao chổi Temple-Tuttle mất đến 33 năm để thực hiện quỹ đạo quanh Mặt Trời, nhưng chiếc đuôi đá bụi của nó thì trải dài thường trực và cắt ngang quỹ đạo của Trái Đất vào khoảng ngày 6/11 cho đến gần cuối tháng.Vào năm 2022, mưa sao băng Leonids sẽ "nặng hạt" nhất vào đêm 17 hoặc 18/11, tùy theo nơi bạn sinh sống.Theo kết quả định vị tại TP HCM của trang Time and Date, mưa sao băng Leonids đạt cực đại vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/11, đạt khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ.Mưa sao băng Leonids được đặt tên theo chòm sao trông như đang phát ra nó, đó là chòm sao Sư Tử (Leo).Vì vậy để quan sát mưa sao băng, hay tìm kiếm "sư tử trời" nằm ngay bên dưới chòm sao Cự Giải (Cancer) hình con cua, bên phải Tiểu Sư (Leo Minor) mang hình một con sư tử nhỏ hơn.Mưa sao băng Leonids được đặt tên theo chòm sao trông như đang phát ra nó, đó là chòm sao Sư Tử (Leo).Vì vậy để quan sát mưa sao băng, hay tìm kiếm "sư tử trời" nằm ngay bên dưới chòm sao Cự Giải (Cancer) hình con cua, bên phải Tiểu Sư (Leo Minor) mang hình một con sư tử nhỏ hơn.Người quan sát cần chọn những nơi an toàn, tránh ánh sáng đèn cao áp, mặc áo đủ ấm và đặc biệt cần chú ý vấn đề thời tiết...Thông thường, có thể căn cứ vào việc nếu đếm được vài chục ngôi sao trên bầu trời thì sẽ có cơ hội xem được mưa sao băng.Trước đó, vào ngày 13/11 tới, Sao Kim và Sao Mộc cũng giao hội trên bầu trời. Hai hành tinh sáng này sẽ ở vị trí gần như chạm vào nhau khi quan sát từ Trái Đất. Lúc rạng sáng (khi trời còn tối), người yêu thiên văn hướng mắt về bầu trời phía Đông để quan sát.Việc quan sát sẽ tốt hơn khi có sự hỗ trợ bởi kính thiên văn. Tuy nhiên, khi nhìn bằng mắt thường, người quan sát vẫn có thể thấy được độ sáng đặc biệt khi hai thiên thể này ở liền nhau.>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).
Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào tháng 11 hàng năm, khi hành tinh của chúng ta đi qua các mảnh vụn do sao chổi Temple-Tuttle để lại.
Bản thân sao chổi Temple-Tuttle mất đến 33 năm để thực hiện quỹ đạo quanh Mặt Trời, nhưng chiếc đuôi đá bụi của nó thì trải dài thường trực và cắt ngang quỹ đạo của Trái Đất vào khoảng ngày 6/11 cho đến gần cuối tháng.
Vào năm 2022, mưa sao băng Leonids sẽ "nặng hạt" nhất vào đêm 17 hoặc 18/11, tùy theo nơi bạn sinh sống.
Theo kết quả định vị tại TP HCM của trang Time and Date, mưa sao băng Leonids đạt cực đại vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/11, đạt khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Leonids được đặt tên theo chòm sao trông như đang phát ra nó, đó là chòm sao Sư Tử (Leo).
Vì vậy để quan sát mưa sao băng, hay tìm kiếm "sư tử trời" nằm ngay bên dưới chòm sao Cự Giải (Cancer) hình con cua, bên phải Tiểu Sư (Leo Minor) mang hình một con sư tử nhỏ hơn.
Mưa sao băng Leonids được đặt tên theo chòm sao trông như đang phát ra nó, đó là chòm sao Sư Tử (Leo).
Vì vậy để quan sát mưa sao băng, hay tìm kiếm "sư tử trời" nằm ngay bên dưới chòm sao Cự Giải (Cancer) hình con cua, bên phải Tiểu Sư (Leo Minor) mang hình một con sư tử nhỏ hơn.
Người quan sát cần chọn những nơi an toàn, tránh ánh sáng đèn cao áp, mặc áo đủ ấm và đặc biệt cần chú ý vấn đề thời tiết...
Thông thường, có thể căn cứ vào việc nếu đếm được vài chục ngôi sao trên bầu trời thì sẽ có cơ hội xem được mưa sao băng.
Trước đó, vào ngày 13/11 tới, Sao Kim và Sao Mộc cũng giao hội trên bầu trời. Hai hành tinh sáng này sẽ ở vị trí gần như chạm vào nhau khi quan sát từ Trái Đất. Lúc rạng sáng (khi trời còn tối), người yêu thiên văn hướng mắt về bầu trời phía Đông để quan sát.
Việc quan sát sẽ tốt hơn khi có sự hỗ trợ bởi kính thiên văn. Tuy nhiên, khi nhìn bằng mắt thường, người quan sát vẫn có thể thấy được độ sáng đặc biệt khi hai thiên thể này ở liền nhau.
>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).