Có hàng ngàn loài sinh vật biển đã được biết đến và tạo nên hệ sinh thái dưới biển xanh sâu thẳm, trong đó có nhiều loài mang vẻ ngoài đẹp mắt, nhưng bên cạnh đó cũng có những sinh vật kì dị, khác thường mà có thể chúng ta chỉ mới tiếp cận qua tranh ảnh, internet chứ chưa được tận mắt chứng kiến do chúng thường sống ở các tầng rất sâu dưới đại dương. Điều này cũng giải thích cho vẻ ngoài kì quái của những sinh vật này. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước càng lạnh, môi trường sẽ tối đen đi kèm với áp lực nước cực mạnh. Môi trường khắc nghiệt này đã buộc các loài động vật biển dưới đây phải tiến hóa để tồn tại. Và một số trong những sự thích nghi đó làm cho hình dạng của chúng trở nên dị dạng trong mắt chúng ta.
Dưới đây là một bản tổng hợp về một số sinh vật đáng sợ nhất của đại dương mà các nhà nghiên cứu đã khám phá cho đến nay.
1. Lợn biển - scotoplane
Dù có tên gọi sea pig - lợn biển nhưng thực tế đây không phải loài lợn biển có vú mà chúng ta đã biết mà thực chất là một loài hải sâm có thể được tìm thấy 1.000-6.000m dưới đáy đại dương; chúng di chuyển bằng những đôi chân nhỏ và nhìn qua lớp bùn dưới biển để tìm thức ăn.
Tên khoa học của lợn biển là scotoplane. Loài này khá nhỏ bé, chiều dài chỉ từ 1,5 đến 6 inches. Các nhà nghiên cứu đã thấy những sinh vật này trong hàng trăm sinh vật biển khác khi di chuyển dưới đáy đại dương.
2. Cá mập yêu tinh - mitsukurina owstoni
Cá mập yêu tinh, hay còn gọi là mitsukurina owstoni, sinh sống quanh độ sâu 250 - 1300 biển với cái mũi cực kỳ dài, mắt nhỏ và răng cưa. Loài cá mập này có màu hồng hoặc xám tím. Khi hàm nhô ra, miệng của nó chiếm đến 8,6 - 9,4% chiều dài cơ thể.
3. Cá mặt quỷ - synanceia
Nếu bạn nhìn thoáng qua các bức ảnh chụp cá mặt quỷ, bạn có thể nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy một rặng san hô dưới biển, nhưng hãy quan sát kỹ hơn và bạn sẽ thấy hình dạng của loài sinh vật này. Cá mặt quỷ, hay còn gọi là synanceia, được biết đến với vẻ ngoài kì dị đúng như cái tên của nó cùng khả năng ngụy trang và thường ẩn mình trong các rạn san hô hoặc mỏm đá.
Điều này giúp nó tiếp cận con mồi mà không cần di chuyển nhiều. Cá mặt quỷ chỉ đứng yên tại vị trí của nó và tấn công con mồi khi nó bơi đến gần. Đây là một trong những loài sinh vật biển có độc tố mạnh nhất trên thế giới và có thể cực kỳ nguy hiểm đối với con người. Nó có 13 chiếc gai trên cơ thể tiết ra chất độc có thể giết chết một con người trong vài giờ.
4. Bọ chân giống khổng lồ - Bathynomus giganteus
Có thể sinh vật này chưa được biết đến rộng rãi, nhưng chúng có quan hệ gần gũi với những loài côn trùng có tập tính cuộn tròn cơ thể đã được thấy ở nhiều nơi, điều này sẽ giúp hình dung dễ dàng hơn về ngoại hình của nó.
Bọ chân giống khổng lồ có 14 chân và thường di chuyển chậm quanh khu vực độ sâu 2.000m dưới đáy biển. Nó ăn những mảnh vụn từ các phương tiện hoặc rác rơi xuống và có thể phát triển đến 40cm.
5. Cá răng lòi - chauliodus sloani
Với bộ răng sắc nhọn như răng nanh của loài rắn, cá răng lòi Sloane đã trở thành một trong những sinh vật đáng sợ nhất dưới đại dương.
Tên khoa học của cá răng lòi là Chauliodus sloani, nổi bật với bộ hàm với kích thước những chiếc răng hơn một nửa chiều dài của đầu. Loài này thường có màu xám bạc đậm.
6. Cá lồng đèn - lophiiformes
Có thể nhiều người biết đến loài cá rùng rợn này qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Finding Nemo”, tuy nhiên, chúng thực sự có tồn tại ngoài đời thực và là một sinh vật thuộc về đáy biển sâu thẳm đúng nghĩa.
Trong bộ phim, Marlin và Dory bị cuốn vào ánh sáng của con cá ở trên đầu của nó dẫn đến việc bị truy đuổi và suýt làm mồi cho con cá đáng sợ.
Cảnh này thực chất khá tương đồng với cách săn mồi của loài sinh vật gớm ghiếc này. Cá lồng đèn, hay còn gọi là lophiiformes, thường có màu đen xám và có thể phát triển đến khoảng 1,2m.
Chúng có một thứ gì đó giống như 1 chiếc cần câu trên đầu, ở đó có một thứ gì đó giúp phát sáng trong bóng tối. Dưới độ sâu 1000m, nơi ánh sáng mặt trời không thể chạm tới, chiếc cần câu đó sẽ thu hút những sinh vật biển quanh khu vực đó khiến chúng bơi lại gần. Lúc này cá lồng đèn sẽ tấn công con mồi.
7. Cá nhám mang xếp - chlamydoselachus sanguineus
Cá nhám mang xếp, hay còn gọi là chlamydoselachus sanguineus, có 25 hàng và 300 chiếc răng sắc bén. Chúng mang một số đặc tính giống loài lươn và có thể phát triển gần 2m. Loài này sống ở độ sâu từ 1500-2000m.
8. Mực quỷ - vampyroteuthis infernalis
Mực quỷ, hay còn gọi là vampyroteuthis infernalis, có cái tên này từ việc sống trong môi trường ánh sáng thấp, ít oxy, khoảng 600-900m.
9. Cá biển đen - chiasmodon niger
Cá biển đen, hay còn gọi là chiasmodon niger, sống ở độ sâu từ 700 - 2400m, có dạ dày có thể căng ra một cách rất linh hoạt, cho phép nó ăn cả sinh vật có kích thước gấp 10 lần kích thước ban đầu. Thông thường nó có màu nâu đen và có khả năng ăn cá lớn hơn rất nhiều so với nó.
10. Cá sao - uranoscopidae
Cá sao là sinh vật hiếm hoi trong bảng tổng hợp này sống ở các vùng nước nông, khoảng 60m so với bề mặt nước biển, loài này có nọc độc và thường ẩn mình dưới cát để bắt những con mồi mất cảnh giác. Cá sao, còn được biết đến theo tên khoa học uranoscopidae, có răng sắc bén, gai độc và mắt lớn.