Trong một cuộc họp tại Washington được tổ chức bởi Hiệp hội Địa vật lý Mỹ, với sự tham gia của dự án Đài quan sát cacbon dưới lòng đất (Deep Carbon Observatory - DCO) gồm hơn 300 nhà khoa học từ 34 quốc gia. Họ đã công bố một phát hiện bất ngờ về " thế giới trong lòng đất".Trong thời gian gần 10 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sinh quyển hoang dã và độc đáo nằm giữa bề mặt và lõi của Trái Đất, nơi mà trước đây theo trí tưởng tượng chỉ là một thế giới tối tăm, đá và áp suất cao.Họ đã phát hiện ra một "thế giới sự sống dưới lòng đất" mà sinh khối của nó vượt xa sinh khối trên bề mặt khoảng 15-23 tỷ tấn cacbon, tương đương 245-385 lần tổng sinh khối của loài người.Nhờ việc sử dụng con tàu nghiên cứu Chikyu của Nhật Bản và mũi khoan sâu 2,5km từ đáy biển, các nhà khoa học đã nhìn thấy một "khu rừng" sự sống đa dạng sâu trong lòng đất. Những sinh vật này đã tồn tại hàng triệu năm, ăn năng lượng từ đất đá và tiến hóa một cách độc đáo.Các dữ liệu thăm dò cho thấy, sinh quyển dưới lòng đất rộng khoảng 2,3 tỷ km³, lớn gấp đôi thể tích đại dương trên bề mặt Trái Đất. Khoảng 70% vi khuẩn và cổ khuẩn của Trái Đất sống trong thế giới này.Phát hiện này có tác động quan trọng đối với chu trình sinh địa hóa toàn cầu và ảnh hưởng đến môi trường bề mặt. Nó cũng mở ra cơ hội tìm hiểu về sự sống trên các hành tinh khác, như Sao Hỏa.Phát hiện về "thế giới sự sống dưới lòng đất" đã thay đổi cách con người nhìn nhận về sự sống trên Trái Đất và vị trí của họ trong hệ sinh thái. Sự sống dưới lòng đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khí CO2 trong khí quyển, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người và sinh vật trên bề mặt.Phát hiện này cũng mang ý nghĩa cho nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu, giúp phát triển công nghệ thu gom cacbon khỏi khí quyển để ngăn chặn hiện tượng nóng lên của Trái Đất.Mời quý độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái Đất vào năm 2050.
Trong một cuộc họp tại Washington được tổ chức bởi Hiệp hội Địa vật lý Mỹ, với sự tham gia của dự án Đài quan sát cacbon dưới lòng đất (Deep Carbon Observatory - DCO) gồm hơn 300 nhà khoa học từ 34 quốc gia. Họ đã công bố một phát hiện bất ngờ về " thế giới trong lòng đất".
Trong thời gian gần 10 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sinh quyển hoang dã và độc đáo nằm giữa bề mặt và lõi của Trái Đất, nơi mà trước đây theo trí tưởng tượng chỉ là một thế giới tối tăm, đá và áp suất cao.
Họ đã phát hiện ra một "thế giới sự sống dưới lòng đất" mà sinh khối của nó vượt xa sinh khối trên bề mặt khoảng 15-23 tỷ tấn cacbon, tương đương 245-385 lần tổng sinh khối của loài người.
Nhờ việc sử dụng con tàu nghiên cứu Chikyu của Nhật Bản và mũi khoan sâu 2,5km từ đáy biển, các nhà khoa học đã nhìn thấy một "khu rừng" sự sống đa dạng sâu trong lòng đất. Những sinh vật này đã tồn tại hàng triệu năm, ăn năng lượng từ đất đá và tiến hóa một cách độc đáo.
Các dữ liệu thăm dò cho thấy, sinh quyển dưới lòng đất rộng khoảng 2,3 tỷ km³, lớn gấp đôi thể tích đại dương trên bề mặt Trái Đất. Khoảng 70% vi khuẩn và cổ khuẩn của Trái Đất sống trong thế giới này.
Phát hiện này có tác động quan trọng đối với chu trình sinh địa hóa toàn cầu và ảnh hưởng đến môi trường bề mặt. Nó cũng mở ra cơ hội tìm hiểu về sự sống trên các hành tinh khác, như Sao Hỏa.
Phát hiện về "thế giới sự sống dưới lòng đất" đã thay đổi cách con người nhìn nhận về sự sống trên Trái Đất và vị trí của họ trong hệ sinh thái. Sự sống dưới lòng đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khí CO2 trong khí quyển, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người và sinh vật trên bề mặt.
Phát hiện này cũng mang ý nghĩa cho nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu, giúp phát triển công nghệ thu gom cacbon khỏi khí quyển để ngăn chặn hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Mời quý độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái Đất vào năm 2050.