Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là nơi nuôi dưỡng hổ lớn nhất cả nước với 36 cá thể hổ. Đây hầu hết là những chú hổ được giải cứu từ những vụ buôn bán trái phép hoặc tự sinh sản sau thời gian nuôi nhốt tại trung tâm và phần lớn là hổ Đông Dương.Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội thành lập từ năm 1996 và được tổ chức lại vào năm 2013, với nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã. Tổng diện tích tại trung tâm khoảng 10.000 m2, trong đó gần 50% diện tích dành cho hổ.Tổ chăm sóc hổ gồm 8 người dày dặn kinh nghiệm, chia mỗi nhóm 2 người theo từng khu. Lịch trình công việc một ngày của tổ chăm sóc bắt đầu từ 8 giờ tới 17 giờ. Trong ảnh, chị Lương Quế Thùy là “bảo mẫu” của hổ đã hơn chục năm nay.Hệ thống cửa chuồng được thiết kế chắc chắn, điều khiển kéo mở phía bên ngoài. Công việc đầu tiên vào mỗi buổi sáng của các "bảo mẫu" là quan sát, kiểm tra biểu hiện, hành động của từng con hổ xem có bất thường gì không. “Việc theo dõi hoạt động của từng con hổ rất quan trọng, giúp chúng tôi biết con nào căng thẳng, yếu tố nào tác động tới tính nết, đặc tính... của chúng”, chị Lương Quế Thùy chia sẻ.Sau khi các nhân viên dọn dẹp chuồng vào đầu giờ mỗi buổi trong ngày, hổ sẽ được ra vườn chơi. Để con nào cũng được ra chơi, các nhân viên cho ghép đôi từng nhóm và chia lịch. Giờ ăn trưa của hổ là 11 giờ.Hổ được cho ăn 2 lần/ngày. Trong tuần có một ngày cố định các “bảo mẫu” không cho ăn để kích thích bản năng tự nhiên của từng con. Khẩu phần ăn luân phiên gồm thịt bò, thịt gà, xương sườn, gan... khoảng 5 – 6kg thịt mỗi bữa.Theo chia sẻ, để trở thành "bảo mẫu" của hổ, nhân viên chăm sóc đặc biệt phải có tình yêu với chúng, cùng với đó là sự tỉ mỉ, chịu khó, nhẫn nại và kiên trì.Mỗi con hổ được đặt tên chủ yếu dựa theo ngoại hình bên ngoài, nhận dạng chủ yếu dựa vào hình bên ngoài như hình dáng, đặc điểm trên khuôn mặt hoặc hình thể và tính cách. Trong ảnh, Gầm Gừ là con hổ được coi là thủ lĩnh của đàn hổ bởi xuất hiện tại trung tâm gần như là sớm nhất và cũng là cha của một số con hổ tại đây. Tên gọi đó là do ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc trung tâm - đặt cho. Gầm Gừ "ám ảnh" với máy ảnh, máy quay và đèn flash.Pù Mát được đặt tên theo nơi nó sinh sống là vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) trước khi đưa về trung tâm cứu hộ. Cán bộ trung tâm cho biết, Pù Mát có tính cách rất thân thiện, lúc nào muốn được vuốt ve. Pù Mát có đặc điểm rất thú vị là thích chơi với bom bia bằng thép cả buổi. Mỗi lần được thả ra ngoài vườn là nó ngậm rồi tha thùng bia suốt cả buổi.Xinh là cá thể hổ cái có dáng người cân đối, tai tròn, có mụn ruồi to ở miệng hàm dưới, rất thân thiện với mọi người. Xinh rất biết nghe lời nhân viên chăm sóc mỗi lần di chuyển ra vào các ngăn chuồng để làm vệ sinh.Mỗi cá thể đều có câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau, hầu hết đều là tiếp nhận từ các cơ quan chức năng từ những vụ buôn bán, vận chuyển trái phép. Khi tịch thu, bắt giữ, cơ quan chức năng sẽ đưa về trung tâm cứu hộ.ũng theo chia sẻ của ông Lê Xuân Hồng, mỗi năm, trung tâm cứu hộ trên dưới 1.000 cá thể và hổ chỉ chiếm số ít. Dưới góc độ bảo tồn, tất cả loài động vật phải được đối xử công bằng như nhau vì mỗi loài chỉ có một sinh mạng duy nhất...!
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là nơi nuôi dưỡng hổ lớn nhất cả nước với 36 cá thể hổ. Đây hầu hết là những chú hổ được giải cứu từ những vụ buôn bán trái phép hoặc tự sinh sản sau thời gian nuôi nhốt tại trung tâm và phần lớn là hổ Đông Dương.
Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội thành lập từ năm 1996 và được tổ chức lại vào năm 2013, với nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã. Tổng diện tích tại trung tâm khoảng 10.000 m2, trong đó gần 50% diện tích dành cho hổ.
Tổ chăm sóc hổ gồm 8 người dày dặn kinh nghiệm, chia mỗi nhóm 2 người theo từng khu. Lịch trình công việc một ngày của tổ chăm sóc bắt đầu từ 8 giờ tới 17 giờ. Trong ảnh, chị Lương Quế Thùy là “bảo mẫu” của hổ đã hơn chục năm nay.
Hệ thống cửa chuồng được thiết kế chắc chắn, điều khiển kéo mở phía bên ngoài. Công việc đầu tiên vào mỗi buổi sáng của các "bảo mẫu" là quan sát, kiểm tra biểu hiện, hành động của từng con hổ xem có bất thường gì không. “Việc theo dõi hoạt động của từng con hổ rất quan trọng, giúp chúng tôi biết con nào căng thẳng, yếu tố nào tác động tới tính nết, đặc tính... của chúng”, chị Lương Quế Thùy chia sẻ.
Sau khi các nhân viên dọn dẹp chuồng vào đầu giờ mỗi buổi trong ngày, hổ sẽ được ra vườn chơi. Để con nào cũng được ra chơi, các nhân viên cho ghép đôi từng nhóm và chia lịch. Giờ ăn trưa của hổ là 11 giờ.
Hổ được cho ăn 2 lần/ngày. Trong tuần có một ngày cố định các “bảo mẫu” không cho ăn để kích thích bản năng tự nhiên của từng con. Khẩu phần ăn luân phiên gồm thịt bò, thịt gà, xương sườn, gan... khoảng 5 – 6kg thịt mỗi bữa.
Theo chia sẻ, để trở thành "bảo mẫu" của hổ, nhân viên chăm sóc đặc biệt phải có tình yêu với chúng, cùng với đó là sự tỉ mỉ, chịu khó, nhẫn nại và kiên trì.
Mỗi con hổ được đặt tên chủ yếu dựa theo ngoại hình bên ngoài, nhận dạng chủ yếu dựa vào hình bên ngoài như hình dáng, đặc điểm trên khuôn mặt hoặc hình thể và tính cách. Trong ảnh, Gầm Gừ là con hổ được coi là thủ lĩnh của đàn hổ bởi xuất hiện tại trung tâm gần như là sớm nhất và cũng là cha của một số con hổ tại đây. Tên gọi đó là do ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc trung tâm - đặt cho. Gầm Gừ "ám ảnh" với máy ảnh, máy quay và đèn flash.
Pù Mát được đặt tên theo nơi nó sinh sống là vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) trước khi đưa về trung tâm cứu hộ. Cán bộ trung tâm cho biết, Pù Mát có tính cách rất thân thiện, lúc nào muốn được vuốt ve. Pù Mát có đặc điểm rất thú vị là thích chơi với bom bia bằng thép cả buổi. Mỗi lần được thả ra ngoài vườn là nó ngậm rồi tha thùng bia suốt cả buổi.
Xinh là cá thể hổ cái có dáng người cân đối, tai tròn, có mụn ruồi to ở miệng hàm dưới, rất thân thiện với mọi người. Xinh rất biết nghe lời nhân viên chăm sóc mỗi lần di chuyển ra vào các ngăn chuồng để làm vệ sinh.
Mỗi cá thể đều có câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau, hầu hết đều là tiếp nhận từ các cơ quan chức năng từ những vụ buôn bán, vận chuyển trái phép. Khi tịch thu, bắt giữ, cơ quan chức năng sẽ đưa về trung tâm cứu hộ.
ũng theo chia sẻ của ông Lê Xuân Hồng, mỗi năm, trung tâm cứu hộ trên dưới 1.000 cá thể và hổ chỉ chiếm số ít. Dưới góc độ bảo tồn, tất cả loài động vật phải được đối xử công bằng như nhau vì mỗi loài chỉ có một sinh mạng duy nhất...!