Nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Mitsunori Ozaki từ Trường Cao học Khoa học tự nhiên và công nghệ thuộc Đại học Kanazawa - Nhật Bản đã tìm hiểu những dòng plasma mạnh mẽ này và nhận thấy không chỉ tạo ra cực quang, chúng thỉnh thoảng còn "khoét thủng" lớp trên của tầng ozone Trái Đất.Cách đây không lâu, phi hành gia Bob Hines trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, cách chúng ta khoảng chừng 408 km, đã đăng tải bức hình cực quang tuyệt đẹp, trông tựa như một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục khi nhìn từ không gian.Trong bức hình, bề mặt Trái Đất như được phủ một dải ánh sáng xanh lục "kỳ quái", trải rộng khắp Bắc bán cầu. Hiện tượng trên chỉ kéo dài trong vài giờ, trước khi bị che mờ bởi ánh sáng Mặt Trời.Bỏ qua vẻ đẹp rực rỡ của bầu trời cực quang, dưới một góc độ khác, hiện tượng này gây ra một tác động tiêu cực, đó là khi tầng ozon bị ăn mòn.Mặc dù con người là nguyên nhân gây ra phần lớn sự suy giảm của tầng ozon, song các nhà quan sát cho rằng một loại cực quang được gọi là "cực quang proton cô lập" cũng góp phần không nhỏ trong quá trình này.Trước đây, những ảnh hưởng của loại cực quang này tới tầng ozon chỉ được biết đến một cách mơ hồ, và thiếu chi tiết.Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng tác động của các cực quang proton cô lập tạo ra một lỗ hổng rộng gần 400 km vuông trên tầng ozon.Các lỗ thủng rộng tới 400 km này, nằm trong tầng trung lưu của bầu khí quyển và thật may chúng không tồn tại vĩnh viễn. Tại các lỗ thủng, ozone hầu như biến mất hoàn toàn trong khoảng 1 giờ rưỡi, sau đó dẫn phục hồi.Tuy tự liền lại nhanh hơn nhiều so với lỗ thủng ozone tầng bình lưu - do con người gây nên - nhưng tác động từ nó cũng đủ ảnh hưởng đến Trái Đất theo những cách khác.Không còn lớp bảo vệ, những bức xạ có hại từ Mặt Trời sẽ có cơ hội đi xuống sâu hơn bên dưới, có thể gây ra trục trặc đối với cơ sở hạ tầng điện - viễn thông. Trước đó, các hạt tích điện trong các quả pháo vũ trụ này trên đường "hạ cánh" xuống bầu khí quyển cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các phi hành gia và vệ tinh làm nhiệm vụ ở khu vực cao hơn.Theo các tác giả, những quả pháo plasma đã khoét thủng bầu trời theo cách đưa các hạt tích điện xâm nhập vào các đường sức từ trong từ quyển của Trái Đất. Các nitơ oxit và hydro oxit được giải phóng do tương tác của các hạt với khí quyển đã làm suy giảm tầng ozone.Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm cơ sở để dự đoán những biến động của thời tiết không gian, vốn rất quan trọng trong nhiều hoạt động công nghệ hiện đại, đặc biệt là ngành viễn thông - hàng không vũ trụ.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Mitsunori Ozaki từ Trường Cao học Khoa học tự nhiên và công nghệ thuộc Đại học Kanazawa - Nhật Bản đã tìm hiểu những dòng plasma mạnh mẽ này và nhận thấy không chỉ tạo ra cực quang, chúng thỉnh thoảng còn "khoét thủng" lớp trên của tầng ozone Trái Đất.
Cách đây không lâu, phi hành gia Bob Hines trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, cách chúng ta khoảng chừng 408 km, đã đăng tải bức hình cực quang tuyệt đẹp, trông tựa như một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục khi nhìn từ không gian.
Trong bức hình, bề mặt Trái Đất như được phủ một dải ánh sáng xanh lục "kỳ quái", trải rộng khắp Bắc bán cầu. Hiện tượng trên chỉ kéo dài trong vài giờ, trước khi bị che mờ bởi ánh sáng Mặt Trời.
Bỏ qua vẻ đẹp rực rỡ của bầu trời cực quang, dưới một góc độ khác, hiện tượng này gây ra một tác động tiêu cực, đó là khi tầng ozon bị ăn mòn.
Mặc dù con người là nguyên nhân gây ra phần lớn sự suy giảm của tầng ozon, song các nhà quan sát cho rằng một loại cực quang được gọi là "cực quang proton cô lập" cũng góp phần không nhỏ trong quá trình này.
Trước đây, những ảnh hưởng của loại cực quang này tới tầng ozon chỉ được biết đến một cách mơ hồ, và thiếu chi tiết.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng tác động của các cực quang proton cô lập tạo ra một lỗ hổng rộng gần 400 km vuông trên tầng ozon.
Các lỗ thủng rộng tới 400 km này, nằm trong tầng trung lưu của bầu khí quyển và thật may chúng không tồn tại vĩnh viễn. Tại các lỗ thủng, ozone hầu như biến mất hoàn toàn trong khoảng 1 giờ rưỡi, sau đó dẫn phục hồi.
Tuy tự liền lại nhanh hơn nhiều so với lỗ thủng ozone tầng bình lưu - do con người gây nên - nhưng tác động từ nó cũng đủ ảnh hưởng đến Trái Đất theo những cách khác.
Không còn lớp bảo vệ, những bức xạ có hại từ Mặt Trời sẽ có cơ hội đi xuống sâu hơn bên dưới, có thể gây ra trục trặc đối với cơ sở hạ tầng điện - viễn thông. Trước đó, các hạt tích điện trong các quả pháo vũ trụ này trên đường "hạ cánh" xuống bầu khí quyển cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các phi hành gia và vệ tinh làm nhiệm vụ ở khu vực cao hơn.
Theo các tác giả, những quả pháo plasma đã khoét thủng bầu trời theo cách đưa các hạt tích điện xâm nhập vào các đường sức từ trong từ quyển của Trái Đất. Các nitơ oxit và hydro oxit được giải phóng do tương tác của các hạt với khí quyển đã làm suy giảm tầng ozone.
Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm cơ sở để dự đoán những biến động của thời tiết không gian, vốn rất quan trọng trong nhiều hoạt động công nghệ hiện đại, đặc biệt là ngành viễn thông - hàng không vũ trụ.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).