Giáo sư Qing-Bin Lu từ Đại học Waterloo - Canada đã phát hiện ra một lỗ thủng ozone lớn hoạt động cả mùa ở phần thấp của tầng bình lưu vùng nhiệt đới (30 độ Bắc - 30 độ Nam) trong khu vực nhiệt đới.Lỗ thủng này tồn tại từ những năm 1980, có độ sâu tương đương với lỗ thủng nổi tiếng xuất hiện ở châu Nam Cực vào các mùa xuân, nhưng diện tích lớn hơn tới 7 lần.Theo giáo sư Lu, lỗ thủng mới có thể đã tồn tại ở tầng bình lưu thấp hơn vùng nhiệt đới kể từ những năm 1980, với mức mất ozone lớn hơn 25% so với bầu khí quyển nguyên vẹn."Khu vực nhiệt đới chiếm nửa diện tích bề mặt Trái Đất và là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới. Sự tồn tại của lỗ thủng ozone nhiệt đới có thể gây ra mối lo ngại lớn trên toàn cầu", ông cho biết.Nghiên cứu khí quyển vào giữa những năm 1970 cho thấy, tầng ozone - nơi hấp thụ phần lớn bức xạ tia cực tím của Mặt trời, có thể bị suy giảm do các hóa chất công nghiệp chlorofluorocarbons (CFC).Việc phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực năm 1985 đã xác nhận sự suy giảm tầng ozone do chlorofluorocarbons gây ra.Hàng loạt lệnh cấm đối với các hóa chất như vậy đã được đưa ra, tuy nhiên nó chỉ làm chậm lại quá trình suy giảm tầng ozone.Giáo sư Qing-Bin cũng cảnh báo, sự suy giảm tầng ozone có thể dẫn đến tăng bức xạ cực tím ở mặt đất, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da và đục thủy tinh thể ở người.Bên cạnh đó, nó cũng khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái và sinh vật thủy sinh nhạy cảm.Phát hiện mới này khiến phần lớn dân số toàn cầu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vì các vùng nhiệt đới là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới (trong đó có Việt Nam).Lỗ thủng mới có thể tạo thêm các "lỗ nhiệt độ", thêm dầu vào lửa cho một Trái Đất đang "bốc hỏa". Phát hiện mới có thể rất quan trọng trong việc giúp con người hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu."Khám phá hiện tại yêu cầu các nghiên cứu cẩn thận hơn về sự suy giảm tầng ozone, sự thay đổi bức xạ UV, gia tăng nguy cơ ung thư và các tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe và hệ thống ở các vùng nhiệt đới"- giáo sư Lu kết luận.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Giáo sư Qing-Bin Lu từ Đại học Waterloo - Canada đã phát hiện ra một lỗ thủng ozone lớn hoạt động cả mùa ở phần thấp của tầng bình lưu vùng nhiệt đới (30 độ Bắc - 30 độ Nam) trong khu vực nhiệt đới.
Lỗ thủng này tồn tại từ những năm 1980, có độ sâu tương đương với lỗ thủng nổi tiếng xuất hiện ở châu Nam Cực vào các mùa xuân, nhưng diện tích lớn hơn tới 7 lần.
Theo giáo sư Lu, lỗ thủng mới có thể đã tồn tại ở tầng bình lưu thấp hơn vùng nhiệt đới kể từ những năm 1980, với mức mất ozone lớn hơn 25% so với bầu khí quyển nguyên vẹn.
"Khu vực nhiệt đới chiếm nửa diện tích bề mặt Trái Đất và là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới. Sự tồn tại của lỗ thủng ozone nhiệt đới có thể gây ra mối lo ngại lớn trên toàn cầu", ông cho biết.
Nghiên cứu khí quyển vào giữa những năm 1970 cho thấy, tầng ozone - nơi hấp thụ phần lớn bức xạ tia cực tím của Mặt trời, có thể bị suy giảm do các hóa chất công nghiệp chlorofluorocarbons (CFC).
Việc phát hiện ra lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực năm 1985 đã xác nhận sự suy giảm tầng ozone do chlorofluorocarbons gây ra.
Hàng loạt lệnh cấm đối với các hóa chất như vậy đã được đưa ra, tuy nhiên nó chỉ làm chậm lại quá trình suy giảm tầng ozone.
Giáo sư Qing-Bin cũng cảnh báo, sự suy giảm tầng ozone có thể dẫn đến tăng bức xạ cực tím ở mặt đất, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da và đục thủy tinh thể ở người.
Bên cạnh đó, nó cũng khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái và sinh vật thủy sinh nhạy cảm.
Phát hiện mới này khiến phần lớn dân số toàn cầu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vì các vùng nhiệt đới là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới (trong đó có Việt Nam).
Lỗ thủng mới có thể tạo thêm các "lỗ nhiệt độ", thêm dầu vào lửa cho một Trái Đất đang "bốc hỏa". Phát hiện mới có thể rất quan trọng trong việc giúp con người hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu.
"Khám phá hiện tại yêu cầu các nghiên cứu cẩn thận hơn về sự suy giảm tầng ozone, sự thay đổi bức xạ UV, gia tăng nguy cơ ung thư và các tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe và hệ thống ở các vùng nhiệt đới"- giáo sư Lu kết luận.