Cá mặt quỷ là tên được dùng để gọi 5 loài cá thuộc chi Synanceia, bao gồm những loài thường sinh sống tại rạn san hô (Synanceia verrucosa) và cửa sông (Synanceia horrida). Loài cá xấu xí trông như tảng đá này được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất cứ loài cá nào trên Trái đất.Điều này xuất phát từ việc cá mặt quỷ có tới 13 chiếc gai chứa độc được ẩn dọc vây lưng.Độc tố của cá mặt quỷ được tiết ra từ gai trên vây chạy dọc sống lưng, chứa lượng chất độc cực hại và có thể gây cơn đau đớn dữ dội, thậm chí dẫn đến tử vong.Những chiếc gai nhọn của cá mặt quỷ giống như mũi kim tiêm. Chúng hoạt động như cơ chế phòng thủ và được dựng thẳng đứng khi cá mặt quỷ cảm thấy bị đe dọa.Mỗi đầu gai trên lưng của cá mặt quỷ có hai tuyến nọc độc bên ngoài.Độ nghiêm trọng của vết thương phụ thuộc vào việc nạn nhân đã tiếp xúc với bao nhiêu chiếc gai và độ sâu mà gai găm vào da. Nếu không được điều trị y tế kịp thời thì nạn nhân có thể mất mạng.Theo thống kê, hàng năm có khoảng vài trăm cho tới hàng ngàn người giẫm phải cá mặt quỷ khi đi tắm biển ở bờ biển phía đông Australia. Họ được các nhân viên y tế điều trị vết thương, vô hiệu hóa chất độc của loài cá nguy hiểm này.Loài cá mặt quỷ sống tại rạn san hô thường săn cá và động vật giáp xác bằng cách "giả chết", nằm bất động chờ con mồi tới gần. Sau đó, nó đột ngột tấn công, tung ra cú đớp chỉ trong 0,015 giây để nuốt gọn con mồi.Do có ngoại hình xấu xí, trông giống các tảng đá nên cá mặt quỷ tận dụng điều đó để ngụy trang khi săn mồi.Loài cá này thường ẩn nấp giữa lớp san hô hoặc đá ngầm dưới đáy biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.
Cá mặt quỷ là tên được dùng để gọi 5 loài cá thuộc chi Synanceia, bao gồm những loài thường sinh sống tại rạn san hô (Synanceia verrucosa) và cửa sông (Synanceia horrida). Loài cá xấu xí trông như tảng đá này được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất cứ loài cá nào trên Trái đất.
Điều này xuất phát từ việc cá mặt quỷ có tới 13 chiếc gai chứa độc được ẩn dọc vây lưng.
Độc tố của cá mặt quỷ được tiết ra từ gai trên vây chạy dọc sống lưng, chứa lượng chất độc cực hại và có thể gây cơn đau đớn dữ dội, thậm chí dẫn đến tử vong.
Những chiếc gai nhọn của cá mặt quỷ giống như mũi kim tiêm. Chúng hoạt động như cơ chế phòng thủ và được dựng thẳng đứng khi cá mặt quỷ cảm thấy bị đe dọa.
Mỗi đầu gai trên lưng của cá mặt quỷ có hai tuyến nọc độc bên ngoài.
Độ nghiêm trọng của vết thương phụ thuộc vào việc nạn nhân đã tiếp xúc với bao nhiêu chiếc gai và độ sâu mà gai găm vào da. Nếu không được điều trị y tế kịp thời thì nạn nhân có thể mất mạng.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng vài trăm cho tới hàng ngàn người giẫm phải cá mặt quỷ khi đi tắm biển ở bờ biển phía đông Australia. Họ được các nhân viên y tế điều trị vết thương, vô hiệu hóa chất độc của loài cá nguy hiểm này.
Loài cá mặt quỷ sống tại rạn san hô thường săn cá và động vật giáp xác bằng cách "giả chết", nằm bất động chờ con mồi tới gần. Sau đó, nó đột ngột tấn công, tung ra cú đớp chỉ trong 0,015 giây để nuốt gọn con mồi.
Do có ngoại hình xấu xí, trông giống các tảng đá nên cá mặt quỷ tận dụng điều đó để ngụy trang khi săn mồi.
Loài cá này thường ẩn nấp giữa lớp san hô hoặc đá ngầm dưới đáy biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang.