Theo Adria LeBoeuf - Giám đốc phòng thí nghiệm Chất lưu Xã hội tại Đại học Fribourg, Thuỵ Sỹ, phần lớn côn trùng đều có ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Tuy nhiên, với loài côn trùng có tính xã hội, ruột trước đã trở thành một loại “dạ dày xã hội”.Những thức ăn trong ruột giữa và ruột sau đều được tiêu hóa, còn thức ăn ở ruột trước là để chia sẻ cho nhau. Trophallaxis, hay hành động nôn thức ăn vào miệng một sinh vật khác, rất phổ biến ở những loài có tính xã hội cao như kiến.Mỗi lần “giao tiếp” như vậy, các chất dinh dưỡng và protein được truyền từ dạ dày xã hội của cá thể này sang dạ dày xã hội của cá thể khác, từ đó tạo ra một "hệ thống tuần hoàn xã hội" kết nối mỗi thành viên trong đàn với nhau thông qua một loạt các trao đổi.Loài kiến thợ mộc (Camponotus) liên tục truyền chất dinh dưỡng bằng hình thức này cho nhau. Trong một bầy kiến, có thể diễn ra 20 lần trao đổi thức ăn kiểu này chỉ trong một phút. Một bầy kiến có ít nhất hàng nghìn con kiến.“Cách đây 5 năm, chúng tôi đã xuất bản nghiên cứu nói rằng đặc điểm hành vi trao đổi thức ăn không chỉ là cách truyền thức ăn cho nhau, mà chúng còn truyền hormone, dấu hiệu nhận biết kiến cùng tổ, các mẩu RNA nhỏ và các thứ khác”, Bà LeBoeuf cho biết thêm.Bằng cách nôn vào miệng nhau, kiến không chỉ đơn giản là trao đổi chất dinh dưỡng mà những con kiến đang tạo ra một mạng xã hội tiêu hóa, trong đó năng lượng và thông tin luân chuyển liên tục khắp đàn để đến với những cá thể cần thiết.Hiện tượng này rất giống với cách não con người tiết ra hormone vào truyền trong hệ tuần hoàn để tới gan. Một tổ kiến không chỉ là tập hợp các cá thể kiến, mà còn là một “siêu sinh vật theo tổ”, tức là cả tổ kiến hoạt động như là một cơ thể.Cũng như cơ thể người có mô và cơ quan thực hiện các nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung, các đàn kiến có nhiệm vụ khác nhau có thể được coi như là một bộ phận, một mô của siêu sinh vật. Có kiến tìm thức ăn, có kiến chăm sóc kiến con và có kiến đào tổ…LeBoeuf và Hakala - một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Fribourg, đã phân tích thành phần dạ dày xã hội của kiến thợ mộc hoang dã và được nuôi trong phòng thí nghiệm.Trong các thí nghiệm, họ đã xác định được 519 protein được truyền xung quanh đàn kiến; 27 trong số các protein đó được tìm thấy trong dạ dày của tất cả kiến trong đàn.Kiến thợ dường như tìm thức ăn, biến thức ăn đó là các protein cụ thể và sau đó truyền cho các con khác. Khi tổ kiến lớn hơn, càng nhiều chất dinh dưỡng được tích trữ.Kết quả nghiên cứu trên cho thấy một số thành viên tổ kiến có thể làm công việc tuần hoàn vì lợi ích của con khác. Có những thức ăn do con này ăn vào nhưng lại xuất hiện ở con khác và các nhà nghiên cứu cho rằng đây là điều rất thú vị.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Theo Adria LeBoeuf - Giám đốc phòng thí nghiệm Chất lưu Xã hội tại Đại học Fribourg, Thuỵ Sỹ, phần lớn côn trùng đều có ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Tuy nhiên, với loài côn trùng có tính xã hội, ruột trước đã trở thành một loại “dạ dày xã hội”.
Những thức ăn trong ruột giữa và ruột sau đều được tiêu hóa, còn thức ăn ở ruột trước là để chia sẻ cho nhau. Trophallaxis, hay hành động nôn thức ăn vào miệng một sinh vật khác, rất phổ biến ở những loài có tính xã hội cao như kiến.
Mỗi lần “giao tiếp” như vậy, các chất dinh dưỡng và protein được truyền từ dạ dày xã hội của cá thể này sang dạ dày xã hội của cá thể khác, từ đó tạo ra một "hệ thống tuần hoàn xã hội" kết nối mỗi thành viên trong đàn với nhau thông qua một loạt các trao đổi.
Loài kiến thợ mộc (Camponotus) liên tục truyền chất dinh dưỡng bằng hình thức này cho nhau. Trong một bầy kiến, có thể diễn ra 20 lần trao đổi thức ăn kiểu này chỉ trong một phút. Một bầy kiến có ít nhất hàng nghìn con kiến.
“Cách đây 5 năm, chúng tôi đã xuất bản nghiên cứu nói rằng đặc điểm hành vi trao đổi thức ăn không chỉ là cách truyền thức ăn cho nhau, mà chúng còn truyền hormone, dấu hiệu nhận biết kiến cùng tổ, các mẩu RNA nhỏ và các thứ khác”, Bà LeBoeuf cho biết thêm.
Bằng cách nôn vào miệng nhau, kiến không chỉ đơn giản là trao đổi chất dinh dưỡng mà những con kiến đang tạo ra một mạng xã hội tiêu hóa, trong đó năng lượng và thông tin luân chuyển liên tục khắp đàn để đến với những cá thể cần thiết.
Hiện tượng này rất giống với cách não con người tiết ra hormone vào truyền trong hệ tuần hoàn để tới gan. Một tổ kiến không chỉ là tập hợp các cá thể kiến, mà còn là một “siêu sinh vật theo tổ”, tức là cả tổ kiến hoạt động như là một cơ thể.
Cũng như cơ thể người có mô và cơ quan thực hiện các nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung, các đàn kiến có nhiệm vụ khác nhau có thể được coi như là một bộ phận, một mô của siêu sinh vật. Có kiến tìm thức ăn, có kiến chăm sóc kiến con và có kiến đào tổ…
LeBoeuf và Hakala - một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Fribourg, đã phân tích thành phần dạ dày xã hội của kiến thợ mộc hoang dã và được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Trong các thí nghiệm, họ đã xác định được 519 protein được truyền xung quanh đàn kiến; 27 trong số các protein đó được tìm thấy trong dạ dày của tất cả kiến trong đàn.
Kiến thợ dường như tìm thức ăn, biến thức ăn đó là các protein cụ thể và sau đó truyền cho các con khác. Khi tổ kiến lớn hơn, càng nhiều chất dinh dưỡng được tích trữ.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy một số thành viên tổ kiến có thể làm công việc tuần hoàn vì lợi ích của con khác. Có những thức ăn do con này ăn vào nhưng lại xuất hiện ở con khác và các nhà nghiên cứu cho rằng đây là điều rất thú vị.