Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chấm nhỏ chuyển động trong vũ trụ qua những hình ảnh lưu trữ từ Máy ảnh Năng lượng Tối tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile.Sao chổi C / 2014 UN271 còn được gọi là Bernardinelli-Bernstein theo tên người phát hiện ra nó, kích thước khổng lồ với chiều rộng tới 10km. Nó sẽ đến điểm gần mặt trời nhất trên quỹ đạo của mình vào ngày 23 tháng 1 năm 2031.Đây là một cơ hội thú vị cho các nhà khoa học. Bởi, sao chổi có thể là một vật thể gần nguyên sơ từ Đám mây Oort, nơi tập hợp các mảnh vụn đá, băng giá có khả năng bao quanh hệ mặt trời giống như một lớp vỏ giòn.Theo Peter Vereš, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian và Trung tâm Hành tinh Nhỏ, họ có tới 20 năm để nghiên cứu sao chổi này.Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng.Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.Sao chổi chính là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn.Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác.Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chấm nhỏ chuyển động trong vũ trụ qua những hình ảnh lưu trữ từ Máy ảnh Năng lượng Tối tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile.
Sao chổi C / 2014 UN271 còn được gọi là Bernardinelli-Bernstein theo tên người phát hiện ra nó, kích thước khổng lồ với chiều rộng tới 10km. Nó sẽ đến điểm gần mặt trời nhất trên quỹ đạo của mình vào ngày 23 tháng 1 năm 2031.
Đây là một cơ hội thú vị cho các nhà khoa học. Bởi, sao chổi có thể là một vật thể gần nguyên sơ từ Đám mây Oort, nơi tập hợp các mảnh vụn đá, băng giá có khả năng bao quanh hệ mặt trời giống như một lớp vỏ giòn.
Theo Peter Vereš, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian và Trung tâm Hành tinh Nhỏ, họ có tới 20 năm để nghiên cứu sao chổi này.
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng.
Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Sao chổi chính là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn.
Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác.
Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi.