Các nhà khoa học đã phát hiện hàng ngàn nguồn phát xạ vô tuyến chưa từng được biết đến trước đây sau khi phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng ASKAP.Theo nhà thiên văn học Clara Pennock từ Đại học Keele (Anh), ASKAP đã hướng tầm nhìn về phía Đám mây Magellan Lớn, thiên hà hàng xóm của thiên hà chứa Trái đất.Tuy nhiên, mục tiêu chính của nó là những thiên hà cổ đại ở nơi rất xa, cách chúng ta hàng triệu đến hàng tỉ năm ánh sáng.Các nhà nghiên cứu cho biết, tín hiệu vô tuyến kỳ lạ vừa thu thập được khó lòng phát ra từ một nền văn minh ngoài Trái đất như chúng ta mong đợi.Nó có thể chủ yếu đến từ lỗ đen "quái vật" ở trung tâm của các thiên hà xa xôi, hoặc một số vật thể thiên văn phát xạ vô tuyến cực mạnh khác, bao gồm các ngôi sao non trẻ, các tinh vân hành tinh hay các siêu tân tinh.Tuy nhiên những tín hiệu vô tuyến đặc biệt này sẽ giúp các nhà khoa học có thể quan sát được vùng vũ trụ cực xa, từ đó vẽ nên bản đồ của khoảng không bao la.Nhóm nghiên cứu dự định thu thập khoảng 50.000 nguồn vô tuyến từ phía sau Đám mây Magellan Lớn để phục vụ việc lập bản đồ. Tuy nhiên, khi vẽ xong đây sẽ là một bản đồ "lỗi thời".Vì nếu chúng ta nhìn thấy một thiên hà cách 1 tỉ năm ánh sáng, thì hình ảnh nhìn được đã thuộc về 1 tỉ năm trước. Cách nhìn này cũng giúp các nhà thiên văn hiểu thêm về vũ trụ sơ khai.Đám mây Magellan Lớn thuộc dạng thiên hà lùn, nhỏ hơn chúng ta rất nhiều và ước tính sẽ va chạm với thiên hà Milky Way của chúng ta 2,4 tỉ năm tới.Về bản chất, sóng vô tuyến là một dạng của sóng điện từ. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không. Nó có thể lan truyền trong các môi trường khác nhau.Trong khi di chuyển, nếu gặp vật thể, nó có thể đi chậm lại. Mức độ này tùy thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường.Năm 2007, giới thiên văn học lần đầu tiên bắt được tín hiệu của FRB từ ngoài vũ trụ xa xôi. Đây là những vụ nổ vô tuyến bí ẩn và diễn ra trong thời gian cực ngắn (chỉ vài mili giây). Dù ngắn ngủi, những vụ nổ dạng này đủ sức sản sinh năng lượng hơn xa cả năm “hoạt động vất vả” của mặt trời.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Các nhà khoa học đã phát hiện hàng ngàn nguồn phát xạ vô tuyến chưa từng được biết đến trước đây sau khi phân tích dữ liệu từ kính viễn vọng ASKAP.
Theo nhà thiên văn học Clara Pennock từ Đại học Keele (Anh), ASKAP đã hướng tầm nhìn về phía Đám mây Magellan Lớn, thiên hà hàng xóm của thiên hà chứa Trái đất.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của nó là những thiên hà cổ đại ở nơi rất xa, cách chúng ta hàng triệu đến hàng tỉ năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tín hiệu vô tuyến kỳ lạ vừa thu thập được khó lòng phát ra từ một nền văn minh ngoài Trái đất như chúng ta mong đợi.
Nó có thể chủ yếu đến từ lỗ đen "quái vật" ở trung tâm của các thiên hà xa xôi, hoặc một số vật thể thiên văn phát xạ vô tuyến cực mạnh khác, bao gồm các ngôi sao non trẻ, các tinh vân hành tinh hay các siêu tân tinh.
Tuy nhiên những tín hiệu vô tuyến đặc biệt này sẽ giúp các nhà khoa học có thể quan sát được vùng vũ trụ cực xa, từ đó vẽ nên bản đồ của khoảng không bao la.
Nhóm nghiên cứu dự định thu thập khoảng 50.000 nguồn vô tuyến từ phía sau Đám mây Magellan Lớn để phục vụ việc lập bản đồ. Tuy nhiên, khi vẽ xong đây sẽ là một bản đồ "lỗi thời".
Vì nếu chúng ta nhìn thấy một thiên hà cách 1 tỉ năm ánh sáng, thì hình ảnh nhìn được đã thuộc về 1 tỉ năm trước. Cách nhìn này cũng giúp các nhà thiên văn hiểu thêm về vũ trụ sơ khai.
Đám mây Magellan Lớn thuộc dạng thiên hà lùn, nhỏ hơn chúng ta rất nhiều và ước tính sẽ va chạm với thiên hà Milky Way của chúng ta 2,4 tỉ năm tới.
Về bản chất, sóng vô tuyến là một dạng của sóng điện từ. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không. Nó có thể lan truyền trong các môi trường khác nhau.
Trong khi di chuyển, nếu gặp vật thể, nó có thể đi chậm lại. Mức độ này tùy thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường.
Năm 2007, giới thiên văn học lần đầu tiên bắt được tín hiệu của FRB từ ngoài vũ trụ xa xôi. Đây là những vụ nổ vô tuyến bí ẩn và diễn ra trong thời gian cực ngắn (chỉ vài mili giây). Dù ngắn ngủi, những vụ nổ dạng này đủ sức sản sinh năng lượng hơn xa cả năm “hoạt động vất vả” của mặt trời.