Một trong những bí ẩn lớn "đánh đố" nhân loại suốt nhiều năm là "Thác Máu" ở Nam Cực. Được nhà địa lý người Australia Griffith Taylor phát hiện năm 1911, dòng thác có nước đỏ như máu đổ từ sông băng Taylor vào Hồ Tây Bonney trong thung lũng Taylor thuộc khu vực các thung lũng khô McMurdo tại Victoria Land.Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã vì sao dòng thác này lại có nước màu đỏ như máu. Vào năm 2017, nhóm chuyên gia của Đại học Alaska Fairbanks (UAF) và Cao đẳng Colorado công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí chuyên nghiên cứu về sông băng hé lộ bí mật về "Thác Máu" bí ẩn ở Nam Cực.Theo nhóm chuyên gia, nước của "Thác Máu" có chứa nước muối nhiều sắt. Do đó, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đây là một phản ứng tương tự như hiện tượng sắt gỉ theo thời gian.Dòng nước muối của "Thác Máu" có thể bắt nguồn từ một trữ lượng lớn nước muối tích bên dưới sông băng Taylor trong suốt hơn 1 triệu năm qua.Một bí ẩn lớn gây tò mò khác là sóng tại các hồ, đại dương trên Mặt trăng Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Giống như Trái Đất, Titan có một bầu khí quyển dày. Ngoài ra, cảnh quan ở Mặt trăng Titan thoạt nhìn trông khá giống hành tinh xanh vì cũng có hồ nước và đại dương.Tuy nhiên, không giống Trái Đất, bề mặt Mặt trăng Titan không có nước. Các hồ và đại dương ở trên Mặt trăng Titan chủ yếu được tạo thành từ sự kết hợp của các hợp chất gồm: etan, metan và hydrocarbon. Những hỗn hợp này tồn tại ở dạng lỏng.Mặc dù trên Mặt trăng Titan cũng có gió và lực hấp dẫn thấp nhưng giới khoa học chưa bao giờ quan sát thấy sóng ở các hồ và đại dương. Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy thực sự có sóng tại các hồ và đại dương trên Mặt trăng Titan. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá tại Titan nên những cơn sóng này rất khó quan sát.Bí ẩn khiến giới khoa học "đau đầu" trong nhiều năm là “bầy rết tàu hỏa” ở Nhật Bản. Những con rết đáng sợ thường tụ tập thành đàn trên đường ray xe lửa ở vùng núi của quốc gia này. Theo đó, các chuyến tàu địa phương phải dừng hoàn toàn 8 năm/lần để "xử lý" chúng.Nhiều chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này. Nhà nghiên cứu Keiko Niijima là một trong số đó. Ông phát hiện đàn rết không cố tình nhắm vào đường ray xe lửa. Thay vào đó, chúng đang tìm kiếm thức ăn và tình cờ là dấu vết nguồn thức ăn bị đường ray tàu hỏa cắt đứt.Những con rết này có vòng đời giống nhau là 8 năm. Do đó, cứ sau 8 năm, chúng trưởng thành và di chuyển nhiều hơn để tìm thức ăn vì cơ thể ngày càng lớn.Mời độc giả xem video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.
Một trong những bí ẩn lớn "đánh đố" nhân loại suốt nhiều năm là "Thác Máu" ở Nam Cực. Được nhà địa lý người Australia Griffith Taylor phát hiện năm 1911, dòng thác có nước đỏ như máu đổ từ sông băng Taylor vào Hồ Tây Bonney trong thung lũng Taylor thuộc khu vực các thung lũng khô McMurdo tại Victoria Land.
Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm giải mã vì sao dòng thác này lại có nước màu đỏ như máu. Vào năm 2017, nhóm chuyên gia của Đại học Alaska Fairbanks (UAF) và Cao đẳng Colorado công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí chuyên nghiên cứu về sông băng hé lộ bí mật về "Thác Máu" bí ẩn ở Nam Cực.
Theo nhóm chuyên gia, nước của "Thác Máu" có chứa nước muối nhiều sắt. Do đó, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đây là một phản ứng tương tự như hiện tượng sắt gỉ theo thời gian.
Dòng nước muối của "Thác Máu" có thể bắt nguồn từ một trữ lượng lớn nước muối tích bên dưới sông băng Taylor trong suốt hơn 1 triệu năm qua.
Một bí ẩn lớn gây tò mò khác là sóng tại các hồ, đại dương trên Mặt trăng Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Giống như Trái Đất, Titan có một bầu khí quyển dày. Ngoài ra, cảnh quan ở Mặt trăng Titan thoạt nhìn trông khá giống hành tinh xanh vì cũng có hồ nước và đại dương.
Tuy nhiên, không giống Trái Đất, bề mặt Mặt trăng Titan không có nước. Các hồ và đại dương ở trên Mặt trăng Titan chủ yếu được tạo thành từ sự kết hợp của các hợp chất gồm: etan, metan và hydrocarbon. Những hỗn hợp này tồn tại ở dạng lỏng.
Mặc dù trên Mặt trăng Titan cũng có gió và lực hấp dẫn thấp nhưng giới khoa học chưa bao giờ quan sát thấy sóng ở các hồ và đại dương. Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia cho thấy thực sự có sóng tại các hồ và đại dương trên Mặt trăng Titan. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá tại Titan nên những cơn sóng này rất khó quan sát.
Bí ẩn khiến giới khoa học "đau đầu" trong nhiều năm là “bầy rết tàu hỏa” ở Nhật Bản. Những con rết đáng sợ thường tụ tập thành đàn trên đường ray xe lửa ở vùng núi của quốc gia này. Theo đó, các chuyến tàu địa phương phải dừng hoàn toàn 8 năm/lần để "xử lý" chúng.
Nhiều chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này. Nhà nghiên cứu Keiko Niijima là một trong số đó. Ông phát hiện đàn rết không cố tình nhắm vào đường ray xe lửa. Thay vào đó, chúng đang tìm kiếm thức ăn và tình cờ là dấu vết nguồn thức ăn bị đường ray tàu hỏa cắt đứt.
Những con rết này có vòng đời giống nhau là 8 năm. Do đó, cứ sau 8 năm, chúng trưởng thành và di chuyển nhiều hơn để tìm thức ăn vì cơ thể ngày càng lớn.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.