Loài kiến vàng tên gọi khoa học là Oecophylla Smaragdina, là loại kiến vô cùng có ích cho nông dân, cho cây trồng khi giúp cây trái ngon ngọt, trĩu quả hơn, và ít bị sâu bọ cắn phá hơn. Vì thế nó còn được mệnh danh là “người bạn của nông dân”.Loài kiến vàng này cực kỳ bổ dưỡng khi chứa đến 28 loại acid amin và hàm lượng chất đạm cao từ 42-67%. Ngoài ra nó còn là thực phẩm có nhiều sinh tố và các loại khoáng chất khác.Vì thế khi sử dụng muối kiến vàng cùng với các thực phẩm khác sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.Đúng như tên gọi, muối được chế biến từ xác những con kiến vàng thường làm tổ trên cây cao cùng một một số loại gia vị khác như muối, ớt, lá then len,...Quá trình làm loại muối này không khó nhưng cần sự tỉ mỉ từ khâu làm sạch kiến cho đến khi trộn nguyên liệu. Cách bắt kiến của người dân bản địa khá hay, đôi lúc hài hước.Họ phải dùng cây sào dài khều tổ kiến từ trên cây xuống, cho nguyên cả tổ kiến vào cái thau nhôm.Sau đó, người dân giũ bỏ hết rác lá, chỉ lấy con kiến và trứng kiến. Phần con kiến và trứng kiến mang về cho vào chảo rang đến khi khô, chín thơm.Ớt và muối hột phải được đong đếm đúng tỉ lệ trước khi trộn vào để tạo nên hương vị cân bằng, độc đáo.Muối kiến không hề mặn, khá nhạt, lại có mùi kiến vàng thơm thơm, mùi tiêu nồng nồng nên được người dân nhiều nơi ưa chuộng.Người miền núi thường dùng trứng kiến nấu với măng sặt thì người Bình Định lại dùng nó để tạo ra món nộm trứng kiến vàng xào với dưa leo, ớt, bưởi và phần đài hoa đực của mít thái mỏng.Ở Củ Chi thì dùng trứng kiến vàng để trộn gỏi đu đủ, làm gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang. Ở Tây Nguyên vì có nhiều người dân tộc thiểu số nên trứng kiến sẽ được chế biến làm canh chua đặc trưng.Trên thị trường, muối kiến vàng hiện đang có giá trên 350 nghìn đồng/kg, thậm chí có nơi bán với giá 1 triệu đồng/kg.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Loài kiến vàng tên gọi khoa học là Oecophylla Smaragdina, là loại kiến vô cùng có ích cho nông dân, cho cây trồng khi giúp cây trái ngon ngọt, trĩu quả hơn, và ít bị sâu bọ cắn phá hơn. Vì thế nó còn được mệnh danh là “người bạn của nông dân”.
Loài kiến vàng này cực kỳ bổ dưỡng khi chứa đến 28 loại acid amin và hàm lượng chất đạm cao từ 42-67%. Ngoài ra nó còn là thực phẩm có nhiều sinh tố và các loại khoáng chất khác.
Vì thế khi sử dụng muối kiến vàng cùng với các thực phẩm khác sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Đúng như tên gọi, muối được chế biến từ xác những con kiến vàng thường làm tổ trên cây cao cùng một một số loại gia vị khác như muối, ớt, lá then len,...
Quá trình làm loại muối này không khó nhưng cần sự tỉ mỉ từ khâu làm sạch kiến cho đến khi trộn nguyên liệu. Cách bắt kiến của người dân bản địa khá hay, đôi lúc hài hước.
Họ phải dùng cây sào dài khều tổ kiến từ trên cây xuống, cho nguyên cả tổ kiến vào cái thau nhôm.
Sau đó, người dân giũ bỏ hết rác lá, chỉ lấy con kiến và trứng kiến. Phần con kiến và trứng kiến mang về cho vào chảo rang đến khi khô, chín thơm.
Ớt và muối hột phải được đong đếm đúng tỉ lệ trước khi trộn vào để tạo nên hương vị cân bằng, độc đáo.
Muối kiến không hề mặn, khá nhạt, lại có mùi kiến vàng thơm thơm, mùi tiêu nồng nồng nên được người dân nhiều nơi ưa chuộng.
Người miền núi thường dùng trứng kiến nấu với măng sặt thì người Bình Định lại dùng nó để tạo ra món nộm trứng kiến vàng xào với dưa leo, ớt, bưởi và phần đài hoa đực của mít thái mỏng.
Ở Củ Chi thì dùng trứng kiến vàng để trộn gỏi đu đủ, làm gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang. Ở Tây Nguyên vì có nhiều người dân tộc thiểu số nên trứng kiến sẽ được chế biến làm canh chua đặc trưng.
Trên thị trường, muối kiến vàng hiện đang có giá trên 350 nghìn đồng/kg, thậm chí có nơi bán với giá 1 triệu đồng/kg.