Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sự sống trên một số hành tinh khác ngoài Trái đất. Theo đó, họ phát hiện con người sẽ không thể sống sót quá lâu khi ở các hành tinh khác trong hệ mặt trời nếu không mặc đồ bảo hộ, thiết bị hỗ trợ duy trì sự sống.Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay nếu con người đặt chân lên sao Thủy mà không mặc đồ bảo hộ thì không thể sống sót quá 90 giây. Sao Thủy là một trong 4 hành tinh cấu tạo bằng đất đá giống Trái đất và cũng là hành tinh nhỏ nhất với đường kính chỉ khoảng 4.879,4 km. Sắt chiếm lượng lớn trong cấu tạo của sao Thủy. Đây cũng là hành tinh có nhiều sắt nhất trong Hệ mặt trời.Khí quyển trên sao Thủy rất mỏng, không thể giữ nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trên sao Thủy vào ban ngày rất cao (lên đến 427 độ C). Ngay cả khi vào buổi tối, nhiệt độ tại đây duy trì trong khoảng 143 độ C. Sao Thủy nóng như vậy vì nó là hành tinh ở gần mặt trời nhất. Do bầu khí quyển rất mỏng nên hành tinh này không có các mùa trong năm như 4 mùa trên Trái đất.Quỹ đạo của sao Thủy là một hình elip cực hẹp với bán kính trục chính 70 triệu km và bán kính trục phụ chỉ 46 triệu km. Đây cũng là một nguyên nhân gây chênh lệch nhiệt độ lớn cho sao Thủy. Với nền nhiệt độ cao và sự chênh lệch giữa ngày - đêm lớn như vậy, con người khó có thể hô hấp bình thường như ở trên Trái đất. Vì vậy, sinh sống tại sao Thủy là điều bất khả thi nếu không có đồ bảo hộ.Tương tự như sao Thủy, bầu khí quyển ở sao Kim vô cùng khắc nghiệt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bầu khí quyển ở sao Kim có 98% là carbon dioxide. Sao Kim có cấu trúc giống với Trái Đất nhưng kích cỡ nhỏ hơn, với đường kính khoảng 12.000km. Khác với hầu hết những hành tinh khác trong hệ mặt trời, sao Kim quy theo hướng từ Đông sang Tây.Lõi sao Kim có cấu tạo chủ yếu từ sắt và nickel. Thế nhưng, hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ lõi của sao Kim là thể rắn hay thể lỏng. Trục của hành tinh này nghiêng khoảng 2,64 độ C trong khi trục Trái Đất nghiêng khoảng 23,5 độ C. Thêm nữa, áp suất tại sao Kim nặng hơn 90 lần so với Trái đất. Bề mặt hành tinh này có những tầng mưa rất dày tạo ra những cơn mưa axit.Nhiệt độ trung bình ở sao Kim khá cao, hơn 420 độ C. Vì vậy, nếu con người đặt chân lên hành tinh này mà không có trang phục bảo hộ thì sẽ chỉ tồn tại được trong 1 giây trước khi tử vong.Sao Hỏa là một trong những hành tinh mà con người đã từng đặt chân lên. Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu điều kiện sự sống tại đây. Theo đó, họ phát hiện sao Hỏa có không khí mỏng bao quanh với khối lượng chưa bằng 1% của Trái đất.Thành phần khí quyển ở sao Hỏa chủ yếu là carbon dioxide. Các chuyên gia tính toán được carbon dioxide chiếm 95% bầu khí quyển ở đây. Tần suất hình thành các miệng hố va chạm mới, có đường kính ít nhất 3,9m, là khoảng một hố va chạm mỗi năm trên mỗi khu vực bề mặt sao Hỏa (gần bằng diện tích của tiểu bang Texas, Mỹ). Dù miệng hố va chạm nhỏ nhưng các tia phóng ra do va chạm rất dễ bị con người phát hiện.Nhiều người lầm tưởng nhiệt độ trên sao Hỏa sẽ rất nóng. Thế nhưng, trên thực tế, nhiệt độ ở hành tinh này cực kỳ lạnh với mức nhiệt trung bình là -62 độ C.Nếu không mặc đồ bảo hộ thì con người sẽ chỉ có thể sống sót trong 80 giây. Mời độc giả xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT1.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sự sống trên một số hành tinh khác ngoài Trái đất. Theo đó, họ phát hiện con người sẽ không thể sống sót quá lâu khi ở các hành tinh khác trong hệ mặt trời nếu không mặc đồ bảo hộ, thiết bị hỗ trợ duy trì sự sống.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay nếu con người đặt chân lên sao Thủy mà không mặc đồ bảo hộ thì không thể sống sót quá 90 giây. Sao Thủy là một trong 4 hành tinh cấu tạo bằng đất đá giống Trái đất và cũng là hành tinh nhỏ nhất với đường kính chỉ khoảng 4.879,4 km. Sắt chiếm lượng lớn trong cấu tạo của sao Thủy. Đây cũng là hành tinh có nhiều sắt nhất trong Hệ mặt trời.
Khí quyển trên sao Thủy rất mỏng, không thể giữ nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trên sao Thủy vào ban ngày rất cao (lên đến 427 độ C). Ngay cả khi vào buổi tối, nhiệt độ tại đây duy trì trong khoảng 143 độ C. Sao Thủy nóng như vậy vì nó là hành tinh ở gần mặt trời nhất. Do bầu khí quyển rất mỏng nên hành tinh này không có các mùa trong năm như 4 mùa trên Trái đất.
Quỹ đạo của sao Thủy là một hình elip cực hẹp với bán kính trục chính 70 triệu km và bán kính trục phụ chỉ 46 triệu km. Đây cũng là một nguyên nhân gây chênh lệch nhiệt độ lớn cho sao Thủy. Với nền nhiệt độ cao và sự chênh lệch giữa ngày - đêm lớn như vậy, con người khó có thể hô hấp bình thường như ở trên Trái đất. Vì vậy, sinh sống tại sao Thủy là điều bất khả thi nếu không có đồ bảo hộ.
Tương tự như sao Thủy, bầu khí quyển ở sao Kim vô cùng khắc nghiệt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bầu khí quyển ở sao Kim có 98% là carbon dioxide. Sao Kim có cấu trúc giống với Trái Đất nhưng kích cỡ nhỏ hơn, với đường kính khoảng 12.000km. Khác với hầu hết những hành tinh khác trong hệ mặt trời, sao Kim quy theo hướng từ Đông sang Tây.
Lõi sao Kim có cấu tạo chủ yếu từ sắt và nickel. Thế nhưng, hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ lõi của sao Kim là thể rắn hay thể lỏng. Trục của hành tinh này nghiêng khoảng 2,64 độ C trong khi trục Trái Đất nghiêng khoảng 23,5 độ C. Thêm nữa, áp suất tại sao Kim nặng hơn 90 lần so với Trái đất. Bề mặt hành tinh này có những tầng mưa rất dày tạo ra những cơn mưa axit.
Nhiệt độ trung bình ở sao Kim khá cao, hơn 420 độ C. Vì vậy, nếu con người đặt chân lên hành tinh này mà không có trang phục bảo hộ thì sẽ chỉ tồn tại được trong 1 giây trước khi tử vong.
Sao Hỏa là một trong những hành tinh mà con người đã từng đặt chân lên. Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu điều kiện sự sống tại đây. Theo đó, họ phát hiện sao Hỏa có không khí mỏng bao quanh với khối lượng chưa bằng 1% của Trái đất.
Thành phần khí quyển ở sao Hỏa chủ yếu là carbon dioxide. Các chuyên gia tính toán được carbon dioxide chiếm 95% bầu khí quyển ở đây. Tần suất hình thành các miệng hố va chạm mới, có đường kính ít nhất 3,9m, là khoảng một hố va chạm mỗi năm trên mỗi khu vực bề mặt sao Hỏa (gần bằng diện tích của tiểu bang Texas, Mỹ). Dù miệng hố va chạm nhỏ nhưng các tia phóng ra do va chạm rất dễ bị con người phát hiện.
Nhiều người lầm tưởng nhiệt độ trên sao Hỏa sẽ rất nóng. Thế nhưng, trên thực tế, nhiệt độ ở hành tinh này cực kỳ lạnh với mức nhiệt trung bình là -62 độ C.
Nếu không mặc đồ bảo hộ thì con người sẽ chỉ có thể sống sót trong 80 giây.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT1.