Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa công bố hình ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng vũ trụ tối Euclid, được gọi là "trang đầu tiên" của tập bản đồ vũ trụ mà Euclid đang xây dựng. Bức tranh khảm vũ trụ rộng lớn này được ghép từ 260 đợt quan sát, chứa 208 gigapixel dữ liệu. (Ảnh: ESA)Hình ảnh 2D này thực sự là hình ảnh của một vùng không gian rộng gấp 500 lần so với trăng tròn trên bầu trời Trái Đất và sâu tới 10 tỉ năm ánh sáng. (Ảnh: ESA)Euclid, với sứ mệnh kéo dài 6 năm, sẽ giúp tạo ra bản đồ 3D lớn nhất về vũ trụ, giúp các nhà khoa học nghiên cứu vật chất tối và năng lượng tối. Bức ảnh đầu tiên chứa đựng thông tin quan trọng, giúp các nhà khoa học mô tả các sự vật và hiện tượng trong khu vực này của vũ trụ. (Ảnh: Astrophotography Lens)Kính viễn vọng có tên là Euclid, được đặt theo tên của nhà toán học Hy Lạp cổ đại - người được tôn vinh là "cha đẻ của hình học", được đẩy lên trong khoang chứa của một tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral. (Ảnh: Reuters)Euclid được thiết kế và chế tạo hoàn toàn bởi ESA, trong khi đó Cơ quan Vũ trụ Mỹ, NASA, cung cấp máy dò ảnh cho thiết bị cận hồng ngoại. (Ảnh: Reuters)Hiệp hội Euclid bao gồm hơn 2.000 nhà khoa học từ 13 quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản. (Ảnh: WIRED)Kính viễn vọng Euclid, phóng vào tháng 7/2023, bắt đầu quan sát khoa học vào tháng 2 năm nay. (Ảnh: Current Encyclopedia)Với camera 600 megapixel, nó có thể ghi lại ánh sáng khả kiến và ánh sáng cận hồng ngoại, đo độ dịch chuyển đỏ của các vật thể xa xôi do vũ trụ giãn nở, và đo lường tác động của năng lượng tối, lực thúc đẩy sự tăng tốc của vũ trụ. (Ảnh: Space)Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa công bố hình ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng vũ trụ tối Euclid, được gọi là "trang đầu tiên" của tập bản đồ vũ trụ mà Euclid đang xây dựng. Bức tranh khảm vũ trụ rộng lớn này được ghép từ 260 đợt quan sát, chứa 208 gigapixel dữ liệu. (Ảnh: ESA)
Hình ảnh 2D này thực sự là hình ảnh của một vùng không gian rộng gấp 500 lần so với trăng tròn trên bầu trời Trái Đất và sâu tới 10 tỉ năm ánh sáng. (Ảnh: ESA)
Euclid, với sứ mệnh kéo dài 6 năm, sẽ giúp tạo ra bản đồ 3D lớn nhất về vũ trụ, giúp các nhà khoa học nghiên cứu vật chất tối và năng lượng tối. Bức ảnh đầu tiên chứa đựng thông tin quan trọng, giúp các nhà khoa học mô tả các sự vật và hiện tượng trong khu vực này của vũ trụ. (Ảnh: Astrophotography Lens)
Kính viễn vọng có tên là Euclid, được đặt theo tên của nhà toán học Hy Lạp cổ đại - người được tôn vinh là "cha đẻ của hình học", được đẩy lên trong khoang chứa của một tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral. (Ảnh: Reuters)
Euclid được thiết kế và chế tạo hoàn toàn bởi ESA, trong khi đó Cơ quan Vũ trụ Mỹ, NASA, cung cấp máy dò ảnh cho thiết bị cận hồng ngoại. (Ảnh: Reuters)
Hiệp hội Euclid bao gồm hơn 2.000 nhà khoa học từ 13 quốc gia châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản. (Ảnh: WIRED)
Kính viễn vọng Euclid, phóng vào tháng 7/2023, bắt đầu quan sát khoa học vào tháng 2 năm nay. (Ảnh: Current Encyclopedia)
Với camera 600 megapixel, nó có thể ghi lại ánh sáng khả kiến và ánh sáng cận hồng ngoại, đo độ dịch chuyển đỏ của các vật thể xa xôi do vũ trụ giãn nở, và đo lường tác động của năng lượng tối, lực thúc đẩy sự tăng tốc của vũ trụ. (Ảnh: Space)
Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.