Những dấu chân hóa thạch của tổ tiên loài người có niên đại tới hàng triệu năm tuổi được phát hiện vào năm ngoái ở đảo Crete, Hy Lạp đã đặt ra một thách thức lớn đối với thuyết tiến hóa của loài người.Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reportsđã xác định cụ thể hơn về niên đại và tính chất của 57 dấu chân hóa thạch bí ẩn trên bãi biển Trachiolos (đảo Crete, Hy Lạp) này.Chúng có niên đại lên tới 6,05 triệu tuổi và có thể thuộc về những cá thể đầu tiên thực sự là con người trên Trái Đất. Kể từ khi hóa thạch của người Australopithecus được phát hiện ở Nam và Đông Phi cách đây 60 năm, nguồn gốc của nhân loại được cho là bắt nguồn từ Châu Phi.Australopithecus afarensis (Vượn người phương Nam) có đại diện là bộ hài cốt "Lucy" được khai quật ở Ethiopia. Australopithecus afarensis thuộc chi Australopithecus, khác với chi Người (Homo) (gồm loài Homo sapiens chúng ta và các "anh em họ" như Neanderthals, Homo erectus...), nhưng cùng thuộc họ Người (Hominidae).Vượn người phương Nam được cho là xuất hiện từ 3,9 triệu năm trước. Cổ xưa hơn, khoa học ghi nhận một loài linh trưởng "tiền con người" là Graecopithecus freybergi, với mẫu răng hóa thạch 7,2 triệu tuổi.Nhưng hồ sơ hóa thạch vắng bóng hẳn loài ở giữa. Những dấu chân trên đảo Crete có thể thuộc loài đó, hoặc thuộc về Graecopithecus freybergi, theo nhà cổ sinh vật học Madelaine Böhme từ Đại học Tübingen (Đức), thành viên nhóm nghiên cứu.Tuy vẫn còn những đặc điểm của những linh trưởng chưa tiến hóa thành người như không có vòm trung gian dọc, đế chân ngắn hơn, gót chân không phải dạng củ... nhưng phân tích mới cho thấy hình thái của dấu chân đã sở hữu các dấu hiệu được coi là chỉ có ở con người.Ví dụ như một cấu trúc dạng quả bóng ở phái trước bàn chân, ngón chân số II dài hơn và ngắn dần về phía các ngón III, IV... Vì vậy, nhóm nghiên cứu bác bỏ mối nghi ngờ trước đó rằng đây chỉ là dấu chân vượn.Chiếu theo thuyết tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã mô tả về mẫu vật này và lập luận rằng đây là tổ tiên của con người, nhưng bàn chân của họ vào thời điểm đó chưa thể phát triển giống với con người hiện đại.Một đặc điểm gây bất ngờ nữa là dấu chân được tìm thấy ở một hòn đảo Hy Lạp, chứ không phải châu Phi, cho thấy lịch sử tiến hóa và di cư của tiền nhân có thể phức tạp hơn chúng ta tưởng.Nhóm nghiên cứu thậm chí đưa ra một giả thuyết táo bạo: "Mặc dù có nhiều dữ liệu công bố cho thấy nguồn gốc của con người là ở châu Phi, nhưng có bằng chứng cho thấy các hominin sớm có thể đã tiến hóa ở lục địa Âu - Á".Phát hiện mới trên đảo Crete, Hy Lạp, có thể làm thay đổi lịch sử phát triển của nhân loại chúng ta. Vấn đề chủ yếu là các học giả chính thống đều cho rằng những con người đầu tiên của nhân loại không những có nguồn gốc từ Châu Phi mà họ còn ở đó vài triệu năm trước khi phân tán sang châu Á và châu Âu.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Những dấu chân hóa thạch của tổ tiên loài người có niên đại tới hàng triệu năm tuổi được phát hiện vào năm ngoái ở đảo Crete, Hy Lạp đã đặt ra một thách thức lớn đối với thuyết tiến hóa của loài người.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reportsđã xác định cụ thể hơn về niên đại và tính chất của 57 dấu chân hóa thạch bí ẩn trên bãi biển Trachiolos (đảo Crete, Hy Lạp) này.
Chúng có niên đại lên tới 6,05 triệu tuổi và có thể thuộc về những cá thể đầu tiên thực sự là con người trên Trái Đất. Kể từ khi hóa thạch của người Australopithecus được phát hiện ở Nam và Đông Phi cách đây 60 năm, nguồn gốc của nhân loại được cho là bắt nguồn từ Châu Phi.
Australopithecus afarensis (Vượn người phương Nam) có đại diện là bộ hài cốt "Lucy" được khai quật ở Ethiopia. Australopithecus afarensis thuộc chi Australopithecus, khác với chi Người (Homo) (gồm loài Homo sapiens chúng ta và các "anh em họ" như Neanderthals, Homo erectus...), nhưng cùng thuộc họ Người (Hominidae).
Vượn người phương Nam được cho là xuất hiện từ 3,9 triệu năm trước. Cổ xưa hơn, khoa học ghi nhận một loài linh trưởng "tiền con người" là Graecopithecus freybergi, với mẫu răng hóa thạch 7,2 triệu tuổi.
Nhưng hồ sơ hóa thạch vắng bóng hẳn loài ở giữa. Những dấu chân trên đảo Crete có thể thuộc loài đó, hoặc thuộc về Graecopithecus freybergi, theo nhà cổ sinh vật học Madelaine Böhme từ Đại học Tübingen (Đức), thành viên nhóm nghiên cứu.
Tuy vẫn còn những đặc điểm của những linh trưởng chưa tiến hóa thành người như không có vòm trung gian dọc, đế chân ngắn hơn, gót chân không phải dạng củ... nhưng phân tích mới cho thấy hình thái của dấu chân đã sở hữu các dấu hiệu được coi là chỉ có ở con người.
Ví dụ như một cấu trúc dạng quả bóng ở phái trước bàn chân, ngón chân số II dài hơn và ngắn dần về phía các ngón III, IV... Vì vậy, nhóm nghiên cứu bác bỏ mối nghi ngờ trước đó rằng đây chỉ là dấu chân vượn.
Chiếu theo thuyết tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã mô tả về mẫu vật này và lập luận rằng đây là tổ tiên của con người, nhưng bàn chân của họ vào thời điểm đó chưa thể phát triển giống với con người hiện đại.
Một đặc điểm gây bất ngờ nữa là dấu chân được tìm thấy ở một hòn đảo Hy Lạp, chứ không phải châu Phi, cho thấy lịch sử tiến hóa và di cư của tiền nhân có thể phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Nhóm nghiên cứu thậm chí đưa ra một giả thuyết táo bạo: "Mặc dù có nhiều dữ liệu công bố cho thấy nguồn gốc của con người là ở châu Phi, nhưng có bằng chứng cho thấy các hominin sớm có thể đã tiến hóa ở lục địa Âu - Á".