21h ngày 3/6/2020 vừa qua, nhà mạng Viettel xác nhận tuyến cáp biển AAE-1 gặp phải sự cố trên nhánh S1H hướng đi Hồng Kông, gây ảnh hưởng đến kết nối internet Việt Nam đi quốc tế. Điều đáng nói là, ngoài AAE-1, thời gian vừa qua còn có 2 tuyến cáp quang biển khác là APG và AAG cũng gặp sự cố.Trong đó, tuyến cáp APG bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020; sau đó ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hồng Kông. Hiện, cáp AAG đã được sửa xong vào 7h20 ngày 4/6/2020, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến.Ngày nay, toàn cầu có khoảng 380 tuyến cáp quang biển kết nối các lục địa với nhau với tổng chiều dài cáp hơn 1,2 triệu km. Trong đó, Việt Nam hiện đang tham gia khai thác 7 tuyến cáp quang biển.Tuyến AAG (Asia-America Gateway) thường xuyên gặp sự cố là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên, được đưa vào hoạt động năm 2009. Ngoài ra tuyến APG được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ giữa tháng 12/2016, là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT.Cáp quang biển như một ''lực lượng vô hình'' thúc đẩy internet hiện đại, với lượng dữ liệu truyền đi qua đáy đại dương ngày càng tăng mạnh. Đội ngũ kỹ sư thiết kế luôn áp dụng những phương pháp hiện đại và vật liệu phù hợp nhất cho hệ thống cáp.Ngày nay, cấu trúc một sợi cáp quang biển gồm lớp vỏ bằng polyethylene, băng dính Mylar, các sợi thép đan bao bên ngoài lớp nhôm chống nước, Plycarbonate rồi tới ống đồng (hoặc nhôm) để bảo vệ. Trước khi tới các sợi cáp quang ở trong cùng là một lớp thạch dầu hay mỡ khoáng (parafin mềm, một dạng hỗn hợp bán rắn của hydrocarbon).Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, bởi vậy khó có chuyện tuyến cáp quang biển liên tục đứt do giá rẻ, đầu tư chi phí thấp. ''Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố'', ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc FPT Telecom khẳng định.Vậy tại sao cáp quang biển đã được sửa nhưng vẫn ''liên hoàn đứt''? Mỗi năm có khoảng 200 sự cố gián đoạn cáp quang biển xảy ra trên toàn cầu và phải thừa nhận đa phần trong số này là lỗi của con người như lưới, hoạt động đánh bắt cá, thả neo tàu biển trúng cáp…Theo Phó chủ tịch công ty nghiên cứu TeleGeography Tim Stronge, nguyên nhân lớn thứ hai là các thảm họa tự nhiên, đôi khi là động đất hoặc hiện tượng cát trượt dưới lòng đại dương. Và một phần lý do khác là so bản tính tò mò của những con cá mập dưới đại dương.Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã bày tỏ sự đồng thuận với nhận định khi các tuyến cáp biển gặp sự cố cũng là dịp cho người dùng Việt Nam trải nghiệm và ủng hộ các sản phẩm CNTT Make in Việt Nam..''Có thể thấy rõ, khi các tuyến cáp biển bị sự cố, dịch vụ và ứng dụng nội địa sẽ có chất lượng và trải nghiệm tốt hơn, ví dụ như các giải pháp, dịch vụ hội nghị, họp, học trực tuyến, mà gần đây Bộ TT&TT đã cổ vũ, bảo trợ như CoMeet, Zavi…'', đại diện VIA chia sẻ.Cáp quang AAG thêm lỗi mới, internet tiếp tục chậm | THDT
21h ngày 3/6/2020 vừa qua, nhà mạng Viettel xác nhận tuyến cáp biển AAE-1 gặp phải sự cố trên nhánh S1H hướng đi Hồng Kông, gây ảnh hưởng đến kết nối internet Việt Nam đi quốc tế. Điều đáng nói là, ngoài AAE-1, thời gian vừa qua còn có 2 tuyến cáp quang biển khác là APG và AAG cũng gặp sự cố.
Trong đó, tuyến cáp APG bị đứt trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020; sau đó ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hồng Kông. Hiện, cáp AAG đã được sửa xong vào 7h20 ngày 4/6/2020, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến.
Ngày nay, toàn cầu có khoảng 380 tuyến cáp quang biển kết nối các lục địa với nhau với tổng chiều dài cáp hơn 1,2 triệu km. Trong đó, Việt Nam hiện đang tham gia khai thác 7 tuyến cáp quang biển.
Tuyến AAG (Asia-America Gateway) thường xuyên gặp sự cố là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên, được đưa vào hoạt động năm 2009. Ngoài ra tuyến APG được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ giữa tháng 12/2016, là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT.
Cáp quang biển như một ''lực lượng vô hình'' thúc đẩy internet hiện đại, với lượng dữ liệu truyền đi qua đáy đại dương ngày càng tăng mạnh. Đội ngũ kỹ sư thiết kế luôn áp dụng những phương pháp hiện đại và vật liệu phù hợp nhất cho hệ thống cáp.
Ngày nay, cấu trúc một sợi cáp quang biển gồm lớp vỏ bằng polyethylene, băng dính Mylar, các sợi thép đan bao bên ngoài lớp nhôm chống nước, Plycarbonate rồi tới ống đồng (hoặc nhôm) để bảo vệ. Trước khi tới các sợi cáp quang ở trong cùng là một lớp thạch dầu hay mỡ khoáng (parafin mềm, một dạng hỗn hợp bán rắn của hydrocarbon).
Việc đầu tư cáp quang biển là cực kỳ tốn kém và rất phức tạp, bởi vậy khó có chuyện tuyến cáp quang biển liên tục đứt do giá rẻ, đầu tư chi phí thấp. ''Việc thi công vô cùng phức tạp nên tuyệt nhiên không có chuyện các nhà mạng đưa một sợi cáp chất lượng kém xuống đáy biển để rồi phải tốn thêm rất nhiều tiền cho việc khắc phục sự cố'', ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc FPT Telecom khẳng định.
Vậy tại sao cáp quang biển đã được sửa nhưng vẫn ''liên hoàn đứt''? Mỗi năm có khoảng 200 sự cố gián đoạn cáp quang biển xảy ra trên toàn cầu và phải thừa nhận đa phần trong số này là lỗi của con người như lưới, hoạt động đánh bắt cá, thả neo tàu biển trúng cáp…
Theo Phó chủ tịch công ty nghiên cứu TeleGeography Tim Stronge, nguyên nhân lớn thứ hai là các thảm họa tự nhiên, đôi khi là động đất hoặc hiện tượng cát trượt dưới lòng đại dương. Và một phần lý do khác là so bản tính tò mò của những con cá mập dưới đại dương.
Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã bày tỏ sự đồng thuận với nhận định khi các tuyến cáp biển gặp sự cố cũng là dịp cho người dùng Việt Nam trải nghiệm và ủng hộ các sản phẩm CNTT Make in Việt Nam.
.''Có thể thấy rõ, khi các tuyến cáp biển bị sự cố, dịch vụ và ứng dụng nội địa sẽ có chất lượng và trải nghiệm tốt hơn, ví dụ như các giải pháp, dịch vụ hội nghị, họp, học trực tuyến, mà gần đây Bộ TT&TT đã cổ vũ, bảo trợ như CoMeet, Zavi…'', đại diện VIA chia sẻ.
Cáp quang AAG thêm lỗi mới, internet tiếp tục chậm | THDT