Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza được biết đến với cái tên "Gates To Hell" hay còn gọi "cánh cổng tới địa ngục".Miệng núi lửa Darvaza và những vùng lân cận rực lửa là điểm thu hút hàng nghìn du khách tò mò ưa khám phá ghé thăm.Nhưng có một sự thật ít ai biết, "cánh cổng địa ngục" này được tạo nên do một sai lầm của con người.Câu chuyện bắt đầy từ trung tâm sa mạc Karakum của Turkmenistan, là một phần của Liên bang Xô viết hồi năm 1971. Người Liên Xô khi đó theo đuổi tìm kiếm các mỏ dầu và phát hiện ra thứ mà họ cho là có nguồn dồi dào trên sa mạc.Các chuyên gia khi đó đã lắp đặt một trạm nghiên cứu khai thác gồm có một mũi khoan lớn và nặng. Sau khi khoan, các kỹ sư nhanh chóng nhận ra rằng họ đã đánh giá sai bản chất của mỏ khí. Thay vì khoan vào dầu, họ đã kích hoạt hoạt động bên trên một túi khí tự nhiên khổng lồ.Giàn khoan nhanh chóng sụp đổ, tạo ra một cái hố khổng lồ mà ngày nay được gọi là miệng núi lửa Darvaza. Darvaza có chiều ngang 70,1 mét và sâu 20,1 mét. Sự sụp đổ của nó dẫn đến hiệu ứng domino khiến các miệng núi lửa sụp đổ nối tiếp. Với mỗi miệng núi lửa mới, khí tự nhiên chủ yếu được tạo thành từ mêtan.Một vấn đề lớn là khí mêtan có đặc điểm sẽ hút hết lượng ôxy có sẵn trong không khí. Lo sợ cho cuộc sống của cộng đồng địa phương và động vật hoang dã, các nhà khoa học đã quyết định đốt cháy nó.Họ nghĩ rằng miệng núi lửa sẽ chỉ cháy trong vài tuần. Tuy nhiên, đám cháy đã diễn ra không ngừng kể từ năm 1971.Gần 50 năm sau, những chuyên gia vẫn không biết được thời điểm ngọn lửa tắt. Hố lửa có thể ngừng cháy vào ngày mai hoặc thêm 100 năm nữa.Chính phủ Turkmenistan từng quan ngại rằng sự xuất hiện của miệng núi lửa Darvaza sẽ làm giảm danh tiếng của nơi đây. Bởi vậy, không ít cuộc nói chuyện nghiêm túc về việc dập tắt hoàn toàn miệng núi lửa được diễn ra.Tuy nhiên, ngược lại với nỗi lo ấy, "Gates To Hell" trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực.Không có nhà khách hoặc khách sạn tại miệng núi lửa. Những người đến thăm khu vực này phải nghỉ tạm trong một căn lều truyền thống nằm cách miệng núi lửa khoảng 200 m về phía nam.
Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza được biết đến với cái tên "Gates To Hell" hay còn gọi "cánh cổng tới địa ngục".
Miệng núi lửa Darvaza và những vùng lân cận rực lửa là điểm thu hút hàng nghìn du khách tò mò ưa khám phá ghé thăm.
Nhưng có một sự thật ít ai biết, "cánh cổng địa ngục" này được tạo nên do một sai lầm của con người.
Câu chuyện bắt đầy từ trung tâm sa mạc Karakum của Turkmenistan, là một phần của Liên bang Xô viết hồi năm 1971. Người Liên Xô khi đó theo đuổi tìm kiếm các mỏ dầu và phát hiện ra thứ mà họ cho là có nguồn dồi dào trên sa mạc.
Các chuyên gia khi đó đã lắp đặt một trạm nghiên cứu khai thác gồm có một mũi khoan lớn và nặng. Sau khi khoan, các kỹ sư nhanh chóng nhận ra rằng họ đã đánh giá sai bản chất của mỏ khí. Thay vì khoan vào dầu, họ đã kích hoạt hoạt động bên trên một túi khí tự nhiên khổng lồ.
Giàn khoan nhanh chóng sụp đổ, tạo ra một cái hố khổng lồ mà ngày nay được gọi là miệng núi lửa Darvaza. Darvaza có chiều ngang 70,1 mét và sâu 20,1 mét. Sự sụp đổ của nó dẫn đến hiệu ứng domino khiến các miệng núi lửa sụp đổ nối tiếp. Với mỗi miệng núi lửa mới, khí tự nhiên chủ yếu được tạo thành từ mêtan.
Một vấn đề lớn là khí mêtan có đặc điểm sẽ hút hết lượng ôxy có sẵn trong không khí. Lo sợ cho cuộc sống của cộng đồng địa phương và động vật hoang dã, các nhà khoa học đã quyết định đốt cháy nó.
Họ nghĩ rằng miệng núi lửa sẽ chỉ cháy trong vài tuần. Tuy nhiên, đám cháy đã diễn ra không ngừng kể từ năm 1971.
Gần 50 năm sau, những chuyên gia vẫn không biết được thời điểm ngọn lửa tắt. Hố lửa có thể ngừng cháy vào ngày mai hoặc thêm 100 năm nữa.
Chính phủ Turkmenistan từng quan ngại rằng sự xuất hiện của miệng núi lửa Darvaza sẽ làm giảm danh tiếng của nơi đây. Bởi vậy, không ít cuộc nói chuyện nghiêm túc về việc dập tắt hoàn toàn miệng núi lửa được diễn ra.
Tuy nhiên, ngược lại với nỗi lo ấy, "Gates To Hell" trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực.
Không có nhà khách hoặc khách sạn tại miệng núi lửa. Những người đến thăm khu vực này phải nghỉ tạm trong một căn lều truyền thống nằm cách miệng núi lửa khoảng 200 m về phía nam.