Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất trên hành tinh, có sức mạnh quét sạch mọi thứ từ thiên nhiên đến những gì con người tạo nên. Tuy nhiên núi lửa phun trào nhìn từ không gian lại là một thứ gì đó rất đẹp.Đỉnh Sarychev là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trong khu vực Kuril, Nhật Bản. Lần phun trào đầu tiên năm 1989 của núi lửa này đã được ghi lại và cung cấp bởi các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2009.Nằm ở Chile, núi lửa Chaitén phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1640 sau đó bắt đầu phun dung nham và tro vào năm 2008. Điều này gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước, biến các thị trấn lân cận cũng như bầu khí quyển ngập trong tro bụi, ảnh hưởng ở khu vực Chile, Argentina và một phần Đại Tây Dương.Hình ảnh núi lửa Manam phun trào được chụp từ không gian nhìn như những đám mây trắng bồng bềnh. Đây là núi lửa hoạt động mạnh nhất của New Guinea, nó khủng khiếp đến nỗi dòng dung nham đôi khi chảy vào đất liền.Năm 2010, núi lửa Eyjafjallajokull phun trào. Đám mây tro bụi phủ kín châu Âu, làm gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là ở Anh - nơi các chuyến bay phải hoãn đến 5 ngày.Hình ảnh được chụp bởi Vệ tinh Terra của NASA cho thấy tro bụi gây ra bởi Eyjafjallajokull lan rộng khắp châu Âu, bao trùm bởi màu trắng xóa.Được đặt tên là Etna (tiếng Hy Lạp nghĩa là ''đốt cháy''), ngọn núi lửa này đã ''sống đúng với tên gọi của nó'' vào năm 2002. Dung nham núi lửa từ đỉnh cao 3,315 mét và các trận động đất liên quan đã khiến hơn 1.000 người ở khu vực xung quanh phải sơ tán.Một trong những lợi ích của việc nhìn và chụp núi lửa từ không gian là các nhà khoa học có thể sử dụng tất cả các loại thiết bị để đo lường tác động của chúng. Điều đó có thể được nhìn thấy trong bức ảnh chụp núi lửa Nabro ở châu Phi, chỉ cần thấy khu vực đỏ chói kia là đủ hiểu nó kinh khủng tới cỡ nào.Mặc dù là núi lửa ở vị trí gây nên tác động mạnh nhất ở Iceland, nhưng người ta không thấy nhiều vụ phun trào từ Grimsvotn. Tuy nhiên năm 2011, Grímsvötn phun tro trải dài hơn 20 km vào không khí, đó là vụ phun trào lớn nhất của núi lửa trong hơn một thế kỷ.Khi Pavlof bắt đầu phun trào vào ngày 13/5/2013, núi lửa này phun dung nham và tro bụi trải dài hơn 6 km (3,7 dặm) vào khí quyển. May mắn thay, phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế đã ghi lại được vẻ đẹp tuyệt vời của sự kiện địa chất này.Núi lửa Klyuchevskaya nằm trên Vành đai Lửa của Thái Bình Dương, nơi có hơn 452 ngọn núi lửa, chiếm 75% tổng số núi lửa trên hành tinh. Tro bụi do núi lửa này tạo nên vào năm 2007 tìm thấy xuất hiện ở tận...Alaska.Núi lửa Puyehue-Cordón Caulle của Chile không chỉ giúp hình thành vùng đất nơi cư dân gần đó sinh sống mà còn giúp cung cấp năng lượng địa nhiệt cho khu vực. Điều này chứng minh núi lửa không hoàn toàn tiêu cực mà còn có tác động tích cực đến cuộc sống của con người.Trái Đất Đẹp Vào Ban Đêm Nhìn Từ Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS | Earth From Space. Nguồn: Youtube
Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất trên hành tinh, có sức mạnh quét sạch mọi thứ từ thiên nhiên đến những gì con người tạo nên. Tuy nhiên núi lửa phun trào nhìn từ không gian lại là một thứ gì đó rất đẹp.
Đỉnh Sarychev là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trong khu vực Kuril, Nhật Bản. Lần phun trào đầu tiên năm 1989 của núi lửa này đã được ghi lại và cung cấp bởi các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2009.
Nằm ở Chile, núi lửa Chaitén phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1640 sau đó bắt đầu phun dung nham và tro vào năm 2008. Điều này gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước, biến các thị trấn lân cận cũng như bầu khí quyển ngập trong tro bụi, ảnh hưởng ở khu vực Chile, Argentina và một phần Đại Tây Dương.
Hình ảnh núi lửa Manam phun trào được chụp từ không gian nhìn như những đám mây trắng bồng bềnh. Đây là núi lửa hoạt động mạnh nhất của New Guinea, nó khủng khiếp đến nỗi dòng dung nham đôi khi chảy vào đất liền.
Năm 2010, núi lửa Eyjafjallajokull phun trào. Đám mây tro bụi phủ kín châu Âu, làm gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là ở Anh - nơi các chuyến bay phải hoãn đến 5 ngày.
Hình ảnh được chụp bởi Vệ tinh Terra của NASA cho thấy tro bụi gây ra bởi Eyjafjallajokull lan rộng khắp châu Âu, bao trùm bởi màu trắng xóa.
Được đặt tên là Etna (tiếng Hy Lạp nghĩa là ''đốt cháy''), ngọn núi lửa này đã ''sống đúng với tên gọi của nó'' vào năm 2002. Dung nham núi lửa từ đỉnh cao 3,315 mét và các trận động đất liên quan đã khiến hơn 1.000 người ở khu vực xung quanh phải sơ tán.
Một trong những lợi ích của việc nhìn và chụp núi lửa từ không gian là các nhà khoa học có thể sử dụng tất cả các loại thiết bị để đo lường tác động của chúng. Điều đó có thể được nhìn thấy trong bức ảnh chụp núi lửa Nabro ở châu Phi, chỉ cần thấy khu vực đỏ chói kia là đủ hiểu nó kinh khủng tới cỡ nào.
Mặc dù là núi lửa ở vị trí gây nên tác động mạnh nhất ở Iceland, nhưng người ta không thấy nhiều vụ phun trào từ Grimsvotn. Tuy nhiên năm 2011, Grímsvötn phun tro trải dài hơn 20 km vào không khí, đó là vụ phun trào lớn nhất của núi lửa trong hơn một thế kỷ.
Khi Pavlof bắt đầu phun trào vào ngày 13/5/2013, núi lửa này phun dung nham và tro bụi trải dài hơn 6 km (3,7 dặm) vào khí quyển. May mắn thay, phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế đã ghi lại được vẻ đẹp tuyệt vời của sự kiện địa chất này.
Núi lửa Klyuchevskaya nằm trên Vành đai Lửa của Thái Bình Dương, nơi có hơn 452 ngọn núi lửa, chiếm 75% tổng số núi lửa trên hành tinh. Tro bụi do núi lửa này tạo nên vào năm 2007 tìm thấy xuất hiện ở tận...Alaska.
Núi lửa Puyehue-Cordón Caulle của Chile không chỉ giúp hình thành vùng đất nơi cư dân gần đó sinh sống mà còn giúp cung cấp năng lượng địa nhiệt cho khu vực. Điều này chứng minh núi lửa không hoàn toàn tiêu cực mà còn có tác động tích cực đến cuộc sống của con người.
Trái Đất Đẹp Vào Ban Đêm Nhìn Từ Trạm Vũ Trụ Quốc Tế ISS | Earth From Space. Nguồn: Youtube