Trung tâm Dự báo khí hậu Mỹ vừa xác nhận hiện tượng thời tiết La Nina đã hình thành dọc theo khu vực xích đạo trên Thái Bình Dương và nhiều khả năng kéo dài đến ít nhất là tháng 2 năm 2022.La Nina còn được gọi với cái tên El Viejo hay Anti-El Nino, là hiện tượng nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường. Hiện tượng này trái ngược hoàn toàn với hiện tượng El Nino - nước biển nóng lên.Tuy được dự báo không quá khắc nghiệt nhưng theo các chuyên gia, La Nina năm nay sẽ khiến hạn hán ở bang California của Mỹ thêm nghiêm trọng, hệ quả là cháy rừng khủng khiếp hơn.Hàng năm, các bang đông dân của Mỹ sẽ được "tưới mát" bằng lượng nước mưa và tuyết tan trong khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhưng La Nina có thể cản trở bằng cách dẫn các cơn bão đi lên phía Bắc.Cùng chịu cảnh hạn hán là các nông dân Mỹ Latin, cụ thể là ở miền Nam Brazil và Argentina, làm cho việc canh tác bắp, cà phê và đậu nành thêm thất bát. Ngành công nghiệp dầu cọ của Indonesia cũng chịu thiệt hại nhưng là do lũ lụt gia tăng.Cộng với việc nhiều vùng nước Mỹ và Nhật Bản hứng chịu mùa đông lạnh giá, La Nina sẽ nén thêm sức ép lên các chuỗi cung ứng năng lượng và thực phẩm toàn cầu vốn đang căng thẳng.Mùa bão ở Đại Tây Dương cũng vì La Nina mà tăng số lượng so với 20 cơn xuất hiện mỗi năm. Thiệt hại năm nay không phải là các cơ sở sản xuất và xử lý dầu, khí thiên nhiên ở vịnh Mexico mà là các bất động sản đắt tiền dọc theo bờ Đông nước Mỹ.Sự biến chuyển từ El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng khiếp với con người, môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất.La Nina gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan đáng sợ trên toàn cầu như: lũ lụt vào mùa xuân, tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông, hạn hán vào mùa hè... Ngoài ra, nó còn gây ra hàng loạt cơn bão và siêu bão cũng như bão tuyết khủng khiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng.Trong lịch sử, hiện tượng La Nina từng gây ra cơn bão Mitch, "thủ phạm giết người" lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại vào năm 1998, gây nên nỗi ám ảnh kinh hoàng với những người còn sống đến tận ngày nay.Siêu bão Mitch hình thành từ Đại Tây Dương với sức gió 290km/h, cuồng phong cấp 5 đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích 22.000 người, khiến 2,7 triệu người mất nhà cửa, gây thiệt hại về của lên tới 6 tỷ USD Mỹ (năm 1988) tại 2 quốc gia Trung Mỹ là Nicaragua và Honduras. Mitch là cơn bão Đại Tây Dương "giết người" nhiều thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử.Những cơn đại cuồng phong từ Đại Tây Dương rộng lớn sẽ là nỗi ám ảnh đáng sợ không chỉ đối với riêng người Mỹ mà các quốc gia lân cận khác cũng phải lưu ý và có biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do cả El Nino và La Nina gây ra.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Trung tâm Dự báo khí hậu Mỹ vừa xác nhận hiện tượng thời tiết La Nina đã hình thành dọc theo khu vực xích đạo trên Thái Bình Dương và nhiều khả năng kéo dài đến ít nhất là tháng 2 năm 2022.
La Nina còn được gọi với cái tên El Viejo hay Anti-El Nino, là hiện tượng nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường. Hiện tượng này trái ngược hoàn toàn với hiện tượng El Nino - nước biển nóng lên.
Tuy được dự báo không quá khắc nghiệt nhưng theo các chuyên gia, La Nina năm nay sẽ khiến hạn hán ở bang California của Mỹ thêm nghiêm trọng, hệ quả là cháy rừng khủng khiếp hơn.
Hàng năm, các bang đông dân của Mỹ sẽ được "tưới mát" bằng lượng nước mưa và tuyết tan trong khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhưng La Nina có thể cản trở bằng cách dẫn các cơn bão đi lên phía Bắc.
Cùng chịu cảnh hạn hán là các nông dân Mỹ Latin, cụ thể là ở miền Nam Brazil và Argentina, làm cho việc canh tác bắp, cà phê và đậu nành thêm thất bát. Ngành công nghiệp dầu cọ của Indonesia cũng chịu thiệt hại nhưng là do lũ lụt gia tăng.
Cộng với việc nhiều vùng nước Mỹ và Nhật Bản hứng chịu mùa đông lạnh giá, La Nina sẽ nén thêm sức ép lên các chuỗi cung ứng năng lượng và thực phẩm toàn cầu vốn đang căng thẳng.
Mùa bão ở Đại Tây Dương cũng vì La Nina mà tăng số lượng so với 20 cơn xuất hiện mỗi năm. Thiệt hại năm nay không phải là các cơ sở sản xuất và xử lý dầu, khí thiên nhiên ở vịnh Mexico mà là các bất động sản đắt tiền dọc theo bờ Đông nước Mỹ.
Sự biến chuyển từ El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng khiếp với con người, môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất.
La Nina gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan đáng sợ trên toàn cầu như: lũ lụt vào mùa xuân, tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông, hạn hán vào mùa hè... Ngoài ra, nó còn gây ra hàng loạt cơn bão và siêu bão cũng như bão tuyết khủng khiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Trong lịch sử, hiện tượng La Nina từng gây ra cơn bão Mitch, "thủ phạm giết người" lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại vào năm 1998, gây nên nỗi ám ảnh kinh hoàng với những người còn sống đến tận ngày nay.
Siêu bão Mitch hình thành từ Đại Tây Dương với sức gió 290km/h, cuồng phong cấp 5 đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích 22.000 người, khiến 2,7 triệu người mất nhà cửa, gây thiệt hại về của lên tới 6 tỷ USD Mỹ (năm 1988) tại 2 quốc gia Trung Mỹ là Nicaragua và Honduras. Mitch là cơn bão Đại Tây Dương "giết người" nhiều thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử.