Vào cuối tháng 12/2020, Croatia đã ghi nhận trận động đất mạnh nhất từ trước tới nay, đo ở mức 6,4 độ Richter. Trận động đất mạnh này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hơn 116.000 người xung quanh các thành phố Petrinja, Sisak, Glina và các vùng nông thôn xung quanh.Chấn động mạnh khiến hơn 35.000 ngôi nhà và 4.550 cơ sở kinh doanh bị hư hại nặng nề. Hiện tượng tự nhiên này còn khiến 5 trường hợp khác tử vong.Hơn hai tháng kể từ khi trận động đất xảy ra, người dân vùng bị ảnh hưởng càng thêm lo lắng khi những hố sụt liên tục xuất hiện.Ở làng Mečenčani - nơi nằm cách tâm chấn của trận động đất khoảng 25 km, các hố sụt đầu tiên xuất hiện 2 ngày trước khi trận động đất xảy ra. Nhưng 10 ngày sau khi thảm họa thiên nhiên xuất hiện, trong làng có thêm 15 hố sụt lớn nhỏ cùng hàng chục hố khác ở các khu vực xung quanh.Do hố sụt liên tục xuất hiện với tốc độ đáng kinh ngạc, các nhà nghiên cứu chưa kịp có cơ hội để đánh giá tình hình.Tomo Medved, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm đối phó với hậu quả, nói với Đài phát thanh Croatia rằng số lượng hố sụt ở thành phố Kukuruzari đã tăng từ 40 vào tuần trước lên hơn 70.“Đây là một con số thực sự lớn, ngày càng mở rộng và chúng tôi đang phải đối mặt với thách thức tìm ra giải pháp… để cuộc sống của những người sống ở đây không gặp bất kỳ nguy hiểm nào”, Medved nói.Một số hố do lực lượng đặc nhiệm triển khai trong khu vực bị ảnh hưởng có chiều rộng vài mét, chỗ lớn nhất lên tới 30m. Hố sụt sâu nhất sâu khoảng 15 mét, nhưng hầu hết đều chứa đầy nước khiến việc ước tính độ sâu của chúng rất khó khăn.Mặc dù không đáng sợ như những hố sụt khổng lồ có hình giống như cái phễu đã xuất hiện trên khu vực nước Nga, nhưng những hố sụt của Croatia lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì chúng xuất hiện trong khu vực đông dân cư.Đa số những hố sụt xảy ra ở các khu vực được xây dựng trên đá vôi, những bãi muối, đá carbonate hay bất kỳ loại đá nào khác bị xói mòn dễ dàng.Một hố sụt hình thành khi bề mặt của mặt đất không còn được hỗ trợ bởi bất cứ thứ gì ở phía bên dưới nó. Trên thực tế, bên dưới bề mặt của đất có những lớp đất và đá khác nhau. Đôi khi, có thể có một lỗ hổng hình thành mà bạn không hề biết tới sự hiện diện của nó.Nếu gặp phải một hố sụt trong thực tế, điều đầu tiên cần làm là tránh xa các cạnh của nó. Khi hố sụt chìm xuống, các cạnh có thể mở rộng hố ra. Quá trình này thậm chí có thể kéo dài vài ngày, hoặc lâu hơn nếu có mưa.
Vào cuối tháng 12/2020, Croatia đã ghi nhận trận động đất mạnh nhất từ trước tới nay, đo ở mức 6,4 độ Richter. Trận động đất mạnh này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hơn 116.000 người xung quanh các thành phố Petrinja, Sisak, Glina và các vùng nông thôn xung quanh.
Chấn động mạnh khiến hơn 35.000 ngôi nhà và 4.550 cơ sở kinh doanh bị hư hại nặng nề. Hiện tượng tự nhiên này còn khiến 5 trường hợp khác tử vong.
Hơn hai tháng kể từ khi trận động đất xảy ra, người dân vùng bị ảnh hưởng càng thêm lo lắng khi những hố sụt liên tục xuất hiện.
Ở làng Mečenčani - nơi nằm cách tâm chấn của trận động đất khoảng 25 km, các hố sụt đầu tiên xuất hiện 2 ngày trước khi trận động đất xảy ra. Nhưng 10 ngày sau khi thảm họa thiên nhiên xuất hiện, trong làng có thêm 15 hố sụt lớn nhỏ cùng hàng chục hố khác ở các khu vực xung quanh.
Do hố sụt liên tục xuất hiện với tốc độ đáng kinh ngạc, các nhà nghiên cứu chưa kịp có cơ hội để đánh giá tình hình.
Tomo Medved, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm đối phó với hậu quả, nói với Đài phát thanh Croatia rằng số lượng hố sụt ở thành phố Kukuruzari đã tăng từ 40 vào tuần trước lên hơn 70.
“Đây là một con số thực sự lớn, ngày càng mở rộng và chúng tôi đang phải đối mặt với thách thức tìm ra giải pháp… để cuộc sống của những người sống ở đây không gặp bất kỳ nguy hiểm nào”, Medved nói.
Một số hố do lực lượng đặc nhiệm triển khai trong khu vực bị ảnh hưởng có chiều rộng vài mét, chỗ lớn nhất lên tới 30m. Hố sụt sâu nhất sâu khoảng 15 mét, nhưng hầu hết đều chứa đầy nước khiến việc ước tính độ sâu của chúng rất khó khăn.
Mặc dù không đáng sợ như những hố sụt khổng lồ có hình giống như cái phễu đã xuất hiện trên khu vực nước Nga, nhưng những hố sụt của Croatia lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì chúng xuất hiện trong khu vực đông dân cư.
Đa số những hố sụt xảy ra ở các khu vực được xây dựng trên đá vôi, những bãi muối, đá carbonate hay bất kỳ loại đá nào khác bị xói mòn dễ dàng.
Một hố sụt hình thành khi bề mặt của mặt đất không còn được hỗ trợ bởi bất cứ thứ gì ở phía bên dưới nó. Trên thực tế, bên dưới bề mặt của đất có những lớp đất và đá khác nhau. Đôi khi, có thể có một lỗ hổng hình thành mà bạn không hề biết tới sự hiện diện của nó.
Nếu gặp phải một hố sụt trong thực tế, điều đầu tiên cần làm là tránh xa các cạnh của nó. Khi hố sụt chìm xuống, các cạnh có thể mở rộng hố ra. Quá trình này thậm chí có thể kéo dài vài ngày, hoặc lâu hơn nếu có mưa.