Cụ thể, các nhà khoa học gồm Senckenberg đến từ Frankfurt và Müncheberg, cùng với một đồng nghiệp người Mỹ gốc Hoa đã phối hợp cùng nhau lập mô hình phân bố trong tương lai của các loài giáp xác biển trong những năm 2050 và 2100.Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 94 loài giáp xác biển với giả định có hai tình huống có thể xảy ra từ báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương khi cho rằng, nhiệt độ đại dương trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 1 hoặc 4,8 độ C vào năm 2100.Nghiên cứu cơ bản sẽ giúp ước tính mức độ xâm lấn của các loài không bản địa tới Bắc Băng Dương trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng.Động vật giáp xác là một trong những nhóm động vật chiếm ưu thế nhất ở cả cộng đồng nước nông và biển sâu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng, các loài giáp xác đang chuyển phạm vi của chúng về phía các cực, hoặc đến độ sâu lớn hơn khi các đại dương trở nên ấm hơn.Tiến sĩ Marianna Simões thuộc Viện Côn trùng Đức Senckenberg ở Müncheberg giải thích: “Tuy nhiên, giả định này chủ yếu áp dụng cho các sinh vật sống ở nước nông; Mặt khác, vẫn chưa có nhiều cách khám phá cách biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến sự phân bố của các cộng đồng giáp xác biển sâu, và liệu có sự khác biệt nào ở đây so với hệ động vật giáp xác nước nông hay không - mặc dù hệ giáp xác biển sâu là hệ sinh thái giáp xác chiếm phần lớn trên Trái đất".Để hiểu rõ hơn, chuyên gia Simões, cùng các đồng nghiệp tại Senckenberg Angelika Brandt và Hanieh Saeedi, và Marlon Cobos thuộc Đại học Kansas đã phân tích hơn 12.500 hồ sơ phân bố của 94 loài giáp xác sau đó cho vào công nghệ mô phỏng phát triển các mô hình khí hậu dự đoán sự phân bố của chúng vào năm 2050 và năm 2100."Chúng tôi muốn biết biến đổi khí hậu toàn cầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và sự phong phú của các loài giáp xác biển trong tương lai. Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng hai kịch bản của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương”Ngoài sự thay đổi phân bố theo chiều ngang có thể có của các loài giáp xác sống ở vùng nước nông và biển sâu, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về các đặc điểm cụ thể của các loài trong nghiên cứu của họ có thể dẫn đến sự phân tán sang các môi trường sống mới - cái gọi là "khả năng xâm lấn".Xem xét tất cả các yếu tố, theo mô hình mới, động vật giáp xác sống ở vùng nước nông có thể di chuyển trung bình 431 km khỏi môi trường sống ban đầu của chúng vào năm 2050 với nhiệt độ tăng 1 độ C và 620 km với nhiệt độ tăng 4,8 độ C. Dự báo dữ liệu đến năm 2100, các ước tính thay đổi tương ứng là từ 435 và 1300 km."Mặt khác, các loài giáp xác biển sâu không được dự đoán sẽ di chuyển ra xa. Đến năm 2050, chúng tôi dự đoán khoảng cách khoảng 90 km ở 1 độ C ấm lên và 110 km ở mức tăng 4,8 độ. Đến năm 2100, con số này vẫn phân bố tiềm năng lần lượt là 130 và 180 km”, Simões nhận định.Simões nói: “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là hướng di chuyển của các loài giáp xác; Các loài chúng tôi nghiên cứu sống trên độ sâu trên 500 mét sẽ có xu hướng di cư về phía bắc. Các loài giáp xác sống ở dưới mức đó di chuyển về phía nam".“Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm khoảng 0,3% tổng số loài giáp xác đa dạng, nhưng kết quả của chúng tôi có thể giúp giới khoa học sẽ hiểu rõ hơn về mức độ thay đổi trong tương lai ảnh hưởng đến sự sống dưới đáy biển sâu, cho phép các chuyên gia bảo tồn từ đó có cơ sở dữ liệu để thực hiện các biện pháp bảo tồn thích hợp”, Simões nói.
Cụ thể, các nhà khoa học gồm Senckenberg đến từ Frankfurt và Müncheberg, cùng với một đồng nghiệp người Mỹ gốc Hoa đã phối hợp cùng nhau lập mô hình phân bố trong tương lai của các loài giáp xác biển trong những năm 2050 và 2100.
Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 94 loài giáp xác biển với giả định có hai tình huống có thể xảy ra từ báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương khi cho rằng, nhiệt độ đại dương trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 1 hoặc 4,8 độ C vào năm 2100.
Nghiên cứu cơ bản sẽ giúp ước tính mức độ xâm lấn của các loài không bản địa tới Bắc Băng Dương trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Động vật giáp xác là một trong những nhóm động vật chiếm ưu thế nhất ở cả cộng đồng nước nông và biển sâu trên toàn thế giới. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng, các loài giáp xác đang chuyển phạm vi của chúng về phía các cực, hoặc đến độ sâu lớn hơn khi các đại dương trở nên ấm hơn.
Tiến sĩ Marianna Simões thuộc Viện Côn trùng Đức Senckenberg ở Müncheberg giải thích: “Tuy nhiên, giả định này chủ yếu áp dụng cho các sinh vật sống ở nước nông; Mặt khác, vẫn chưa có nhiều cách khám phá cách biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến sự phân bố của các cộng đồng giáp xác biển sâu, và liệu có sự khác biệt nào ở đây so với hệ động vật giáp xác nước nông hay không - mặc dù hệ giáp xác biển sâu là hệ sinh thái giáp xác chiếm phần lớn trên Trái đất".
Để hiểu rõ hơn, chuyên gia Simões, cùng các đồng nghiệp tại Senckenberg Angelika Brandt và Hanieh Saeedi, và Marlon Cobos thuộc Đại học Kansas đã phân tích hơn 12.500 hồ sơ phân bố của 94 loài giáp xác sau đó cho vào công nghệ mô phỏng phát triển các mô hình khí hậu dự đoán sự phân bố của chúng vào năm 2050 và năm 2100.
"Chúng tôi muốn biết biến đổi khí hậu toàn cầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và sự phong phú của các loài giáp xác biển trong tương lai. Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng hai kịch bản của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương”
Ngoài sự thay đổi phân bố theo chiều ngang có thể có của các loài giáp xác sống ở vùng nước nông và biển sâu, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận về các đặc điểm cụ thể của các loài trong nghiên cứu của họ có thể dẫn đến sự phân tán sang các môi trường sống mới - cái gọi là "khả năng xâm lấn".
Xem xét tất cả các yếu tố, theo mô hình mới, động vật giáp xác sống ở vùng nước nông có thể di chuyển trung bình 431 km khỏi môi trường sống ban đầu của chúng vào năm 2050 với nhiệt độ tăng 1 độ C và 620 km với nhiệt độ tăng 4,8 độ C. Dự báo dữ liệu đến năm 2100, các ước tính thay đổi tương ứng là từ 435 và 1300 km.
"Mặt khác, các loài giáp xác biển sâu không được dự đoán sẽ di chuyển ra xa. Đến năm 2050, chúng tôi dự đoán khoảng cách khoảng 90 km ở 1 độ C ấm lên và 110 km ở mức tăng 4,8 độ. Đến năm 2100, con số này vẫn phân bố tiềm năng lần lượt là 130 và 180 km”, Simões nhận định.
Simões nói: “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là hướng di chuyển của các loài giáp xác; Các loài chúng tôi nghiên cứu sống trên độ sâu trên 500 mét sẽ có xu hướng di cư về phía bắc. Các loài giáp xác sống ở dưới mức đó di chuyển về phía nam".
“Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm khoảng 0,3% tổng số loài giáp xác đa dạng, nhưng kết quả của chúng tôi có thể giúp giới khoa học sẽ hiểu rõ hơn về mức độ thay đổi trong tương lai ảnh hưởng đến sự sống dưới đáy biển sâu, cho phép các chuyên gia bảo tồn từ đó có cơ sở dữ liệu để thực hiện các biện pháp bảo tồn thích hợp”, Simões nói.