Vào ngày 1/11, hơn 120 lãnh đạo quốc gia có phiên thảo luận về các giải pháp chống biến đổi khí hậu tại COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Hội nghị này được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy các nước chung tay giải cứu Trái đất khỏi các tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu.Phát biểu tại COP26, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết bổ sung thêm 1 tỷ bảng (tức hơn 1,3 tỉ USD) cho tài chính khí hậu, nâng tổng số tiền cam kết lên 12,6 tỷ bảng vào năm 2025 nếu nền kinh tế nước này phát triển như dự kiến.Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết thực hiện mục tiêu phát thải “net-zero”, tức là lượng CO2 (hoặc các loại khí gây hiệu ứng nhà kính) thải vào bầu khí quyển không nhiều hơn lượng CO2 được loại bỏ qua các biện pháp như trồng cây, công nghệ xanh. Ông Modi cũng cam kết Ấn Độ sẽ trở thành nước trung hòa carbon vào năm 2070.Song song với đó, lãnh đạo các nước tham dự hội nghị COP26 ngày 1/11 cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này, thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công-tư đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng.Thêm nữa, lãnh đạo đại diện các nước sở hữu 85% diện tích rừng trên thế giới đã thông qua kế hoạch đẩy lùi nạn phá rừng, trong đó 12 quốc gia đã cam kết đóng góp 12 tỷ USD quỹ công trong giai đoạn năm 2021 - 2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển, bao gồm những nỗ lực khôi phục đất đai bị suy thoái và ứng phó với cháy rừng.Hơn 30 nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân cũng cam kết hỗ trợ thêm ít nhất 7,2 tỷ USD cho kế hoạch này. Các nhà đầu tư này, sở hữu khối tài sản 8.700 tỷ USD, cũng cam kết ngừng đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng vào năm 2025.Những động thái trên của các nước nằm trong nỗ lực cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu. Nguyên do là bởi, những năm gần đây, con người đã chứng kiến những tác động của biến đổi khí hậu như: nhiệt độ tăng cao, bão lũ diễn ra nhiều hơn và mạnh hơn, cháy rừng diễn ra trong nhiều ngày hơn và nghiêm trọng hơn.Theo đó, biến đổi khí hậu có thể đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới khi xảy ra tình trạng mất an ninh lương thực do hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng.Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, một loạt tác động tiêu cực có thể xảy ra như mực nước biển tăng lượng khiến một số thành phố ven biển có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm. Khi ấy, hàng triệu người dân sẽ đối mặt với việc mất nhà cửa.Nắng nóng kéo dài khiến hàng trăm người ở các nước trên thế giới tử vong. Trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra là biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột toàn cầu. Khi ấy, nhân loại có thể đối mặt với những hậu quả thảm khốc hơn. Mời độc giả xem video: Lũ lụt diễn biến phức tạp tại Australia. Nguồn: THDT.
Vào ngày 1/11, hơn 120 lãnh đạo quốc gia có phiên thảo luận về các giải pháp chống biến đổi khí hậu tại COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Hội nghị này được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy các nước chung tay giải cứu Trái đất khỏi các tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại COP26, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết bổ sung thêm 1 tỷ bảng (tức hơn 1,3 tỉ USD) cho tài chính khí hậu, nâng tổng số tiền cam kết lên 12,6 tỷ bảng vào năm 2025 nếu nền kinh tế nước này phát triển như dự kiến.
Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết thực hiện mục tiêu phát thải “net-zero”, tức là lượng CO2 (hoặc các loại khí gây hiệu ứng nhà kính) thải vào bầu khí quyển không nhiều hơn lượng CO2 được loại bỏ qua các biện pháp như trồng cây, công nghệ xanh. Ông Modi cũng cam kết Ấn Độ sẽ trở thành nước trung hòa carbon vào năm 2070.
Song song với đó, lãnh đạo các nước tham dự hội nghị COP26 ngày 1/11 cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này, thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công-tư đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng.
Thêm nữa, lãnh đạo đại diện các nước sở hữu 85% diện tích rừng trên thế giới đã thông qua kế hoạch đẩy lùi nạn phá rừng, trong đó 12 quốc gia đã cam kết đóng góp 12 tỷ USD quỹ công trong giai đoạn năm 2021 - 2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển, bao gồm những nỗ lực khôi phục đất đai bị suy thoái và ứng phó với cháy rừng.
Hơn 30 nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân cũng cam kết hỗ trợ thêm ít nhất 7,2 tỷ USD cho kế hoạch này. Các nhà đầu tư này, sở hữu khối tài sản 8.700 tỷ USD, cũng cam kết ngừng đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng vào năm 2025.
Những động thái trên của các nước nằm trong nỗ lực cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu. Nguyên do là bởi, những năm gần đây, con người đã chứng kiến những tác động của biến đổi khí hậu như: nhiệt độ tăng cao, bão lũ diễn ra nhiều hơn và mạnh hơn, cháy rừng diễn ra trong nhiều ngày hơn và nghiêm trọng hơn.
Theo đó, biến đổi khí hậu có thể đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới khi xảy ra tình trạng mất an ninh lương thực do hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng.
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, một loạt tác động tiêu cực có thể xảy ra như mực nước biển tăng lượng khiến một số thành phố ven biển có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm. Khi ấy, hàng triệu người dân sẽ đối mặt với việc mất nhà cửa.
Nắng nóng kéo dài khiến hàng trăm người ở các nước trên thế giới tử vong. Trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra là biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột toàn cầu. Khi ấy, nhân loại có thể đối mặt với những hậu quả thảm khốc hơn.
Mời độc giả xem video: Lũ lụt diễn biến phức tạp tại Australia. Nguồn: THDT.