Đa số chim cánh cụt một khi đã chọn “bạn tình”, sẽ chung thủy đến cuối đời. Con đực sẽ vươn dài cánh rồi rướn cổ lên trời rít một âm thanh chói tai để gây chú ý với “bạn tình”. Các con mái nhìn thấy màn trình diễn này sẽ tiến đến và chọn “anh” mà mình thích. Tháng 3, tháng 4 hàng năm, chim cánh cụt Hoàng Đế leo lên bờ, đi sâu vào đất liền, đến một nơi an toàn để gạ gẫm và giao phối với nhau. Tình yêu của chúng sẽ kết tinh thành một quả trứng duy nhất nặng khoảng 450 gram. Ảnh: African Budget Safaris.Tiêu chuẩn đánh giá của sư tử cái đối với các con đực là vẻ bề ngoài. Con nào có lớp lông sẫm màu và mái bờm bồng bềnh thường có “số đào hoa”. Nhưng đến khi thành một gia đình rồi, các chàng thủ lĩnh nếu không giành được chiến thắng trong các cuộc đọ sức, sớm muộn sẽ bị kẻ khác cướp gia đình. Ảnh: Carters.Việc kén chọn bạn đời là nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở gấu trúc. Hầu hết gấu trúc được nuôi phải thụ tinh nhân tạo mới có thể thụ thai. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là mùa động dục của gấu trúc chỉ diễn ra vài ngày trong một năm. Ảnh: Wanderlust.Trong thế giới loài ong, toàn bộ ong thợ thuộc giống cái. Chúng phải lo việc xây tổ, lấy mật, chăm sóc ong chúa và ong non, bảo vệ tổ… Một tổ ong thường có một ong chúa, 100-2.500 ong đực và 30.000-60.000 ong thợ. Vai trò của ong đực là giao phối. Khi ong chúa mới rời tổ và để xây dựng đế chế riêng, chúng sẽ bay theo con ong chúa đó và chờ đợi để được chọn làm “phò mã”. Ảnh: anphupet.Để duy trì nòi giống của mình, rái cá biển đực vừa cắn mũi con cái, vừa giao phối. Nếu chúng được nuôi trong công viên hải dương học, chỉ cần con cái thể hiện thái độ phản kháng, con đực sẽ ngay lập tức từ bỏ ý định. Để chúng không giao phối cận huyết, người ta thường tách rái cá con với rái cá trưởng thành. Ảnh: Chee Kee Teo/ Comedy Wildlife Photography Awards.Voi rất kỹ tính khi chọn bạn đời. Thông thường, con đực và cái sẽ sống cùng một bầy. Đến thời kỳ động dục, voi cái sẽ tiết ra pheromone để báo hiệu cho các anh voi to khỏe, trai trẻ đến gần. Trong giai đoạn động dục, hai bên thái dương của voi đực sẽ liên tục tiết ra một chất dịch đen đặc, nước tiểu cũng rỉ ra. Voi cái sẽ theo đó mà lựa chọn. Ở loài voi, đôi khi cũng xảy ra trường hợp “tình yêu sét đánh”. Ảnh: Mezing.
Đa số chim cánh cụt một khi đã chọn “bạn tình”, sẽ chung thủy đến cuối đời. Con đực sẽ vươn dài cánh rồi rướn cổ lên trời rít một âm thanh chói tai để gây chú ý với “bạn tình”. Các con mái nhìn thấy màn trình diễn này sẽ tiến đến và chọn “anh” mà mình thích. Tháng 3, tháng 4 hàng năm, chim cánh cụt Hoàng Đế leo lên bờ, đi sâu vào đất liền, đến một nơi an toàn để gạ gẫm và giao phối với nhau. Tình yêu của chúng sẽ kết tinh thành một quả trứng duy nhất nặng khoảng 450 gram. Ảnh: African Budget Safaris.
Tiêu chuẩn đánh giá của sư tử cái đối với các con đực là vẻ bề ngoài. Con nào có lớp lông sẫm màu và mái bờm bồng bềnh thường có “số đào hoa”. Nhưng đến khi thành một gia đình rồi, các chàng thủ lĩnh nếu không giành được chiến thắng trong các cuộc đọ sức, sớm muộn sẽ bị kẻ khác cướp gia đình. Ảnh: Carters.
Việc kén chọn bạn đời là nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở gấu trúc. Hầu hết gấu trúc được nuôi phải thụ tinh nhân tạo mới có thể thụ thai. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là mùa động dục của gấu trúc chỉ diễn ra vài ngày trong một năm. Ảnh: Wanderlust.
Trong thế giới loài ong, toàn bộ ong thợ thuộc giống cái. Chúng phải lo việc xây tổ, lấy mật, chăm sóc ong chúa và ong non, bảo vệ tổ… Một tổ ong thường có một ong chúa, 100-2.500 ong đực và 30.000-60.000 ong thợ. Vai trò của ong đực là giao phối. Khi ong chúa mới rời tổ và để xây dựng đế chế riêng, chúng sẽ bay theo con ong chúa đó và chờ đợi để được chọn làm “phò mã”. Ảnh: anphupet.
Để duy trì nòi giống của mình, rái cá biển đực vừa cắn mũi con cái, vừa giao phối. Nếu chúng được nuôi trong công viên hải dương học, chỉ cần con cái thể hiện thái độ phản kháng, con đực sẽ ngay lập tức từ bỏ ý định. Để chúng không giao phối cận huyết, người ta thường tách rái cá con với rái cá trưởng thành. Ảnh: Chee Kee Teo/ Comedy Wildlife Photography Awards.
Voi rất kỹ tính khi chọn bạn đời. Thông thường, con đực và cái sẽ sống cùng một bầy. Đến thời kỳ động dục, voi cái sẽ tiết ra pheromone để báo hiệu cho các anh voi to khỏe, trai trẻ đến gần. Trong giai đoạn động dục, hai bên thái dương của voi đực sẽ liên tục tiết ra một chất dịch đen đặc, nước tiểu cũng rỉ ra. Voi cái sẽ theo đó mà lựa chọn. Ở loài voi, đôi khi cũng xảy ra trường hợp “tình yêu sét đánh”. Ảnh: Mezing.