1. Đính miếng dán "Mất bảo hành nếu bóc ra" vào thiết bị
Khi bạn có ý định mở vỏ mặt sau của thiết bị điện tử mình đang sử dụng, bạn sẽ nhìn thấy những miếng dán với dòng chữ cho biết hiệu lực bảo hành của thiết bị sẽ bị mất nếu miếng dán bị bóc hay không còn nguyên vẹn.
2. Sử dụng ốc vít độc quyền hoặc hiếm gặp
Các hãng công nghệ, nhà sản xuất đang ngày một thường xuyên sử dụng các loại ốc vít khó tìm để ngăn bạn can thiệp vào bên trong sản phẩm của họ.
Ví dụ dễ thấy nhất là mẫu iPhone 4 của Apple sử dụng loại ốc vít năm cạnh hình ngôi sao có tên gọi pentalobe.
Hoặc như Nintento sử dụng loại ốc vít ba điểm trên các thiết bị phần cứng của họ, trong khi Amazon sử dụng vít ba cạnh đối với các sản phẩm Fire TV, còn Sony sử dụng loại ốc vít bảo mật đầu Torx trên chiếc máy chơi game PlayStation 4.
3. Dùng keo dính thay cho ốc vít
Rất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng keo dính thay cho ốc vít để ráp nối các linh kiện cho thiết bị của họ.
Tại sao họ lại chọn keo dính? Bởi việc tháo và sửa chữa các thiết bị dính bằng keo khó khăn hơn rất nhiều so với các linh kiện truyền thống.
4. Hàn "chết" các linh kiện quan trọng với nhau
Ở các mẫu laptop hiện nay, đa số các bộ xử lý (CPU) di động được hàn "chết" vào bo mạch chủ, và đó thường là tuỳ chọn duy nhất mà hãng sản xuất cung cấp cho chúng ta.
Nhưng gần đây, ngay cả bộ nhớ RAM và các chip nhớ SSD cũng thường được hàn "chết" vào bo mạch chủ một cách không cần thiết, khiến cho việc nâng cấp thiết bị trở nên bất khả thi.
5. Không bán các linh kiện thay thế
Nhiều công ty không bán các linh kiện thay thế chính thức cho người dùng cá nhân hoặc các cửa hàng chuyên sửa chữa đồ công nghệ.
Khi đó, các cửa hàng cung cấp dịch vụ sửa chữa và người dùng buộc phải tìm đến những công ty sản xuất linh kiện bên thứ ba, vốn có thể ẩn chứa các nguy cơ gây lỗi.