Cũng giống nhiều sản phẩm tiêu dùng khác, điện thoại là mặt hàng rất dễ mất giá theo thời gian. Theo tờ Cnet, một chiếc Samsung Galaxy S10 đời mới nhất có thể mất giá tận 50% chỉ sau 30 ngày sử dụng. Vậy, đâu là cách để tránh thiệt thòi nhất cho những người có nhu cầu bán điện thoại cũ?Sử dụng ốp lưng chính là bí quyết đầu tiên. Chiếc case không chỉ khiến điện thoại của bạn trông cá tính hơn, mà còn bảo vệ thiết bị khỏi những cú rơi ngoài ý muốn. Các loại ốp cũng giúp chủ nhân tránh được những vết trầy xước không mong muốn trong quá trình sử dụng smartphone.Tấm dán bảo vệ màn hình là phụ kiện thứ hai cần phải sắm. Tất nhiên, việc dán lên một tấm kính rẻ tiền hơn hầu hết các loại kính cường lực Gorrila glass của Corning, được trang bị sẵn trên hầu hết các mẫu smartphone thời nay, không phải là điều tốt. Tuy nhiên, đây lại là lựa chọn rất sáng suốt. Nhiều người nói, điện thoại vỡ màn hình còn thay được cơ mà! Đúng vậy, nhưng bạn sẽ chẳng biết ăn nói ra sao với chủ mới của chiếc máy cả! Ai cũng muốn mua một chiếc máy cũ còn “zin” hơn là một chiếc máy đã được bung ra để thay sửa màn hình, đúng không nào!Giữ lại vỏ hộp và các phụ kiện đi kèm, thậm chí là cả hóa đơn mua bán. Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng được cộp mác “full box” luôn có lợi thế hơn những chiếc máy cũ cùng loại. Điều này thể hiện ngay trong mức giá sản phẩm, chúng luôn được chào bán với giá cao hơn. Rất dễ hiểu, một chiếc máy đi kèm cáp sạc xịn theo máy, dù cũ, luôn ổn định hơn những món phụ kiện tuy mới nhưng có xuất xứ “đến từ bên kia biên giới”.Thường xuyên vệ sinh tân trang máy. Việc này không chỉ tạo cho người dùng cảm giác thích thú, được cầm nắm và sử dụng những chiếc máy “như mới” mà còn khiến chiếc máy luôn giữ được vẻ bề ngoài bóng bẩy như mới mua. Ai đi mua máy cũ mà chẳng để ý tới ngoại hình sản phẩm, phải không nào. Trong nhiều trường hợp, bụi bẩn còn khiến máy nóng, hại pin và hại chip hơn, làm giảm hiệu năng. Mất thời gian một chút, nhưng giữ thói quen thường xuyên lau chùi máy, sẽ khiến bạn có rất nhiều lợi ích.Sửa chữa thiết bị nếu cần thiết. Một chiếc điện thoại cũ bị nứt kính hoặc tịt loa, chắc chắn sẽ không bán được giá, thậm chí bị ép giá. Trước khi rao bán, bạn có thể cân nhắc thay sửa tân trang lại thiết bị để bán được giá hơn. Khi giao dịch, luôn miêu tả rõ tình trạng sản phẩm và lịch sử thay sửa để tạo thiện cảm với người mua và tránh những rủi ro phát sinh về sau.Xóa dữ liệu, đưa máy về cài đặt gốc. Việc làm này cần được thực hiện ngay trước khi đưa máy cho chủ mới xem hàng. Không những tạo được thiện cảm: máy có vẻ như mới mua, mà còn tránh được những phiền toái. Chẳng ai muốn dữ liệu của mình vô tình bị người khác vọc vạch cả. Cũng không ai muốn bán xong máy rồi bị chủ mới alo nhờ gỡ tài khoản iCloud phiền toái. Chưa kể, việc đưa máy về cài đặt gốc luôn khiến thiết bị chạy nhanh và mượt mà hơn! Một công nhưng rất nhiều lợi ích, đáng để thực hiện..Video 6 lưu ý buộc phải biết khi mua điện thoại cũ - Nguồn: Mobile City@Youtube
Cũng giống nhiều sản phẩm tiêu dùng khác, điện thoại là mặt hàng rất dễ mất giá theo thời gian. Theo tờ Cnet, một chiếc Samsung Galaxy S10 đời mới nhất có thể mất giá tận 50% chỉ sau 30 ngày sử dụng. Vậy, đâu là cách để tránh thiệt thòi nhất cho những người có nhu cầu bán điện thoại cũ?
Sử dụng ốp lưng chính là bí quyết đầu tiên. Chiếc case không chỉ khiến điện thoại của bạn trông cá tính hơn, mà còn bảo vệ thiết bị khỏi những cú rơi ngoài ý muốn. Các loại ốp cũng giúp chủ nhân tránh được những vết trầy xước không mong muốn trong quá trình sử dụng smartphone.
Tấm dán bảo vệ màn hình là phụ kiện thứ hai cần phải sắm. Tất nhiên, việc dán lên một tấm kính rẻ tiền hơn hầu hết các loại kính cường lực Gorrila glass của Corning, được trang bị sẵn trên hầu hết các mẫu smartphone thời nay, không phải là điều tốt. Tuy nhiên, đây lại là lựa chọn rất sáng suốt. Nhiều người nói, điện thoại vỡ màn hình còn thay được cơ mà! Đúng vậy, nhưng bạn sẽ chẳng biết ăn nói ra sao với chủ mới của chiếc máy cả! Ai cũng muốn mua một chiếc máy cũ còn “zin” hơn là một chiếc máy đã được bung ra để thay sửa màn hình, đúng không nào!
Giữ lại vỏ hộp và các phụ kiện đi kèm, thậm chí là cả hóa đơn mua bán. Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng được cộp mác “full box” luôn có lợi thế hơn những chiếc máy cũ cùng loại. Điều này thể hiện ngay trong mức giá sản phẩm, chúng luôn được chào bán với giá cao hơn. Rất dễ hiểu, một chiếc máy đi kèm cáp sạc xịn theo máy, dù cũ, luôn ổn định hơn những món phụ kiện tuy mới nhưng có xuất xứ “đến từ bên kia biên giới”.
Thường xuyên vệ sinh tân trang máy. Việc này không chỉ tạo cho người dùng cảm giác thích thú, được cầm nắm và sử dụng những chiếc máy “như mới” mà còn khiến chiếc máy luôn giữ được vẻ bề ngoài bóng bẩy như mới mua. Ai đi mua máy cũ mà chẳng để ý tới ngoại hình sản phẩm, phải không nào. Trong nhiều trường hợp, bụi bẩn còn khiến máy nóng, hại pin và hại chip hơn, làm giảm hiệu năng. Mất thời gian một chút, nhưng giữ thói quen thường xuyên lau chùi máy, sẽ khiến bạn có rất nhiều lợi ích.
Sửa chữa thiết bị nếu cần thiết. Một chiếc điện thoại cũ bị nứt kính hoặc tịt loa, chắc chắn sẽ không bán được giá, thậm chí bị ép giá. Trước khi rao bán, bạn có thể cân nhắc thay sửa tân trang lại thiết bị để bán được giá hơn. Khi giao dịch, luôn miêu tả rõ tình trạng sản phẩm và lịch sử thay sửa để tạo thiện cảm với người mua và tránh những rủi ro phát sinh về sau.
Xóa dữ liệu, đưa máy về cài đặt gốc. Việc làm này cần được thực hiện ngay trước khi đưa máy cho chủ mới xem hàng. Không những tạo được thiện cảm: máy có vẻ như mới mua, mà còn tránh được những phiền toái. Chẳng ai muốn dữ liệu của mình vô tình bị người khác vọc vạch cả. Cũng không ai muốn bán xong máy rồi bị chủ mới alo nhờ gỡ tài khoản iCloud phiền toái. Chưa kể, việc đưa máy về cài đặt gốc luôn khiến thiết bị chạy nhanh và mượt mà hơn! Một công nhưng rất nhiều lợi ích, đáng để thực hiện..
Video 6 lưu ý buộc phải biết khi mua điện thoại cũ - Nguồn: Mobile City@Youtube