Ở làng Feijo, phía tây Brazil gần biên giới Peru, người bản địa từ bộ lạc Shanenawa nhảy múa quanh vòng tròn cầu cho các đám cháy rừng chấm dứt.“Chúng tôi muốn hòa bình và tình thương... sự hòa hợp và nhận thức để ngăn chặn những ngọn lửa đang tấn công Amazon”, Tekaheyne Shanenawa, lãnh đạo bộ lạc Shanenawa, nói với Reuters.Khuôn mặt của họ đều được tô màu. Trong ảnh, một người đàn ông của bộ lạc đang quan sát nghi lễ nhảy múa.Ông Tekaheyne Shanenawa cho biết điệu múa quanh vòng tròn là một phần phong tục của bộ lạc 720 dân này, đang sinh sống trên diện tích 23.000 ha rừng.“Nếu năm nào cũng cháy như thế nào, trong 50 năm chúng ta sẽ không còn rừng che chở nữa”, Bainawa Inu Bake Huni Kuin, lãnh đạo Shanenawa khác nói.“... và chúng tôi sẽ không an tâm với những gì mình đang có, với văn hóa, ngôn ngữ, bài ca của chúng tôi. Không có rừng, chúng tôi sẽ không thể trồng trọt, không có cái ăn, không có đất, chúng tôi sẽ không thể sống”, Bainawa nói.Hàng chục nghìn ngọn lửa đã bùng phát ở khu vực Amazon trong mùa khô năm nay, mức kỷ lục trong một thập kỷ, giữa lúc tân Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro cổ xúy chính sách khai thác rừng và các diện tích sinh sống của người bản xứ.Một em gái người bản địa của bộ lạc. Đa phần diện tích rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Brazil, nhưng phần diện tích đáng kể nằm ở Colombia và Peru, nơi cũng có cháy. Sự phẫn nộ chủ yếu nhắm đến chính quyền Bolsonaro vốn đã thừa nhận không đủ nguồn lực để dập tắt cháy. Nhiều đám cháy được cho là do những người nuôi gia súc và người trồng đậu nành châm lửa đốt.Người bản địa thuộc bộ lạc Shanenawa đang hút một loại thuốc truyền thống.Bé gái người bản địa thuộc bộ lạc Shanenawa đứng gần cây cổ thụ Sumauma trong lễ hội ở làng Morada Nova của người bản xứ, gần Feijo. Sumauma được các bộ lạc bản địa ở vùng Amazon coi là "cây mẹ của rừng xanh", mang tính thiêng liêng, có chiều cao lên tới 40 m, theo công ty Sumauma Telecom của Brazil đã lấy tên loài cây này.Các cô gái thuộc bộ lạc đang vẽ mặt cho nhau để chuẩn bị cho một nghi lễ cầu nguyện.“Chúng tôi coi nguồn nước là mẹ, mặt trời là cha, chúng tôi cầu nguyện cho mẹ rừng và mẹ Trái Đất, mà chúng tôi cảm thấy đang bị tổn thương”.
Ở làng Feijo, phía tây Brazil gần biên giới Peru, người bản địa từ bộ lạc Shanenawa nhảy múa quanh vòng tròn cầu cho các đám cháy rừng chấm dứt.
“Chúng tôi muốn hòa bình và tình thương... sự hòa hợp và nhận thức để ngăn chặn những ngọn lửa đang tấn công Amazon”, Tekaheyne Shanenawa, lãnh đạo bộ lạc Shanenawa, nói với Reuters.
Khuôn mặt của họ đều được tô màu. Trong ảnh, một người đàn ông của bộ lạc đang quan sát nghi lễ nhảy múa.
Ông Tekaheyne Shanenawa cho biết điệu múa quanh vòng tròn là một phần phong tục của bộ lạc 720 dân này, đang sinh sống trên diện tích 23.000 ha rừng.
“Nếu năm nào cũng cháy như thế nào, trong 50 năm chúng ta sẽ không còn rừng che chở nữa”, Bainawa Inu Bake Huni Kuin, lãnh đạo Shanenawa khác nói.
“... và chúng tôi sẽ không an tâm với những gì mình đang có, với văn hóa, ngôn ngữ, bài ca của chúng tôi. Không có rừng, chúng tôi sẽ không thể trồng trọt, không có cái ăn, không có đất, chúng tôi sẽ không thể sống”, Bainawa nói.
Hàng chục nghìn ngọn lửa đã bùng phát ở khu vực Amazon trong mùa khô năm nay, mức kỷ lục trong một thập kỷ, giữa lúc tân Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro cổ xúy chính sách khai thác rừng và các diện tích sinh sống của người bản xứ.
Một em gái người bản địa của bộ lạc. Đa phần diện tích rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Brazil, nhưng phần diện tích đáng kể nằm ở Colombia và Peru, nơi cũng có cháy. Sự phẫn nộ chủ yếu nhắm đến chính quyền Bolsonaro vốn đã thừa nhận không đủ nguồn lực để dập tắt cháy. Nhiều đám cháy được cho là do những người nuôi gia súc và người trồng đậu nành châm lửa đốt.
Người bản địa thuộc bộ lạc Shanenawa đang hút một loại thuốc truyền thống.
Bé gái người bản địa thuộc bộ lạc Shanenawa đứng gần cây cổ thụ Sumauma trong lễ hội ở làng Morada Nova của người bản xứ, gần Feijo. Sumauma được các bộ lạc bản địa ở vùng Amazon coi là "cây mẹ của rừng xanh", mang tính thiêng liêng, có chiều cao lên tới 40 m, theo công ty Sumauma Telecom của Brazil đã lấy tên loài cây này.
Các cô gái thuộc bộ lạc đang vẽ mặt cho nhau để chuẩn bị cho một nghi lễ cầu nguyện.
“Chúng tôi coi nguồn nước là mẹ, mặt trời là cha, chúng tôi cầu nguyện cho mẹ rừng và mẹ Trái Đất, mà chúng tôi cảm thấy đang bị tổn thương”.