Bộ lạc Dogon ở Mali hiện còn khoảng 400.000 - 800.000 người. Họ được biết đến với truyền thống mang bản sắc riêng từ những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc cho tới những điệu nhảy với những chiếc mặt nạ kỳ lạ.
Huli là một trong những nhóm văn hóa lớn nhất ở Papua New Guinea và đã sinh sống ở khu vực này khoảng hơn 1.000 năm. Theo phong tục truyền thống, những người đàn ông trong bộ lạc sẽ đắp đất sét màu lên cơ thể và đeo những bộ tóc giả cầu kỳ được làm từ tóc của chính họ rồi trang trí thêm lông vũ và hoa.
Sinh sống ở phía nam Kenya và phía bắc Tanzania, Maasai là một bộ lạc bán du mục có truyền thống độc đáo. Người đứng đầu bộ lạc sẽ được chọn qua "adumu" - một cuộc thi nhảy cao. Thành viên nào nhảy cao nhất sẽ là người đảm nhiệm vị trí này.
Theo truyền thuyết, khi những người đàn ông trong bộ lạc Asaro bị kẻ thù đuổi đến bờ sông Asaro, họ đã nghĩ ra cách trét bùn lên người nhằm tạo vẻ ngoài khiến kẻ thù phải hoảng sợ. Kể từ đó, những người đàn ông trong bộ lạc bắt đầu đeo những chiếc mặt nạ với tạo hình dữ tợn và đắp đất sét lên cơ thể. Mặc dù khoác lên mình những bộ trang phục có phần dự tợn song bộ lạc Asaro được biết tới rất thân thiện với những người bên ngoài.
Bộ lạc Nenets ở khu vực phía bắc Siberia có ngôn ngữ riêng và sống theo kiểu bán du mục.
Bộ lạc Kayapo tại Brazil sống ở một khu vực rộng lớn trong rừng rậm nhiệt đới Amazon. Từ "kayapó" nghĩa là "những người trông giống khỉ" có lẽ xuất phát từ phong tục đeo mặt nạ khỉ của những người đàn ông trong bộ lạc này.
Sống trong rừng Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil, bộ lạc Yanomami có một tập tục vô cùng kỳ quái. Họ sẽ hỏa thiêu thi thể của người thân đã khuất rồi lấy phần tro đó cho vào đồ ăn. Người Yanomami tin rằng điều này sẽ khiến linh hồn của những người đã khuất đến được nơi an yên vĩnh cửu.
Chukchi là những người bản địa sinh sống trên Bán đảo Chukotka. Do có khí hậu khắc nghiệt và điều kiện sống khó khăn nên sự hào hiệp và lòng hiếu khách là những giá trị được đề cao ở đây. Trong văn hóa của người Chukchi, việc từ chối cho người khác đồ ăn và chỗ ở là điều cấm kỵ.
Sống trong những thung lũng gồ ghề, bộ lạc Chimbu sơn toàn bộ cơ thể họ trông như những bộ xương nhằm khiến kẻ thù phải hoảng sợ. Lớp hóa trang này được làm từ bùn đất bên bờ sông và trộn tro đốt từ gỗ với nước.
Những cô gái trẻ trong bộ lạc Surma ở Ethiopia có một truyền thống vô cùng độc đáo để khiến bản thân trở nên xinh đẹp. Theo đó, họ sẽ nhổ toàn bộ răng hàm dưới rồi đeo một tấm đĩa vào môi dưới. Họ cũng sử dụng gỗ và những chiếc đĩa bằng đất sét để làm khuyên tai.
Có khoảng 250 nhóm thổ dân ở Australia và mỗi nhóm đều có ngôn ngữ và lãnh thổ riêng. Những người Australia bản xứ được cho là đến từ châu Á cách đây 50.000 năm.
Bộ lạc Maori ở New Zealand nổi tiếng với điệu nhảy haka truyền thống độc đáo./.
Bộ lạc Dogon ở Mali hiện còn khoảng 400.000 - 800.000 người. Họ được biết đến với truyền thống mang bản sắc riêng từ những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc cho tới những điệu nhảy với những chiếc mặt nạ kỳ lạ.
Huli là một trong những nhóm văn hóa lớn nhất ở Papua New Guinea và đã sinh sống ở khu vực này khoảng hơn 1.000 năm. Theo phong tục truyền thống, những người đàn ông trong bộ lạc sẽ đắp đất sét màu lên cơ thể và đeo những bộ tóc giả cầu kỳ được làm từ tóc của chính họ rồi trang trí thêm lông vũ và hoa.
Sinh sống ở phía nam Kenya và phía bắc Tanzania, Maasai là một bộ lạc bán du mục có truyền thống độc đáo. Người đứng đầu bộ lạc sẽ được chọn qua "adumu" - một cuộc thi nhảy cao. Thành viên nào nhảy cao nhất sẽ là người đảm nhiệm vị trí này.
Theo truyền thuyết, khi những người đàn ông trong bộ lạc Asaro bị kẻ thù đuổi đến bờ sông Asaro, họ đã nghĩ ra cách trét bùn lên người nhằm tạo vẻ ngoài khiến kẻ thù phải hoảng sợ. Kể từ đó, những người đàn ông trong bộ lạc bắt đầu đeo những chiếc mặt nạ với tạo hình dữ tợn và đắp đất sét lên cơ thể. Mặc dù khoác lên mình những bộ trang phục có phần dự tợn song bộ lạc Asaro được biết tới rất thân thiện với những người bên ngoài.
Bộ lạc Nenets ở khu vực phía bắc Siberia có ngôn ngữ riêng và sống theo kiểu bán du mục.
Bộ lạc Kayapo tại Brazil sống ở một khu vực rộng lớn trong rừng rậm nhiệt đới Amazon. Từ "kayapó" nghĩa là "những người trông giống khỉ" có lẽ xuất phát từ phong tục đeo mặt nạ khỉ của những người đàn ông trong bộ lạc này.
Sống trong rừng Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil, bộ lạc Yanomami có một tập tục vô cùng kỳ quái. Họ sẽ hỏa thiêu thi thể của người thân đã khuất rồi lấy phần tro đó cho vào đồ ăn. Người Yanomami tin rằng điều này sẽ khiến linh hồn của những người đã khuất đến được nơi an yên vĩnh cửu.
Chukchi là những người bản địa sinh sống trên Bán đảo Chukotka. Do có khí hậu khắc nghiệt và điều kiện sống khó khăn nên sự hào hiệp và lòng hiếu khách là những giá trị được đề cao ở đây. Trong văn hóa của người Chukchi, việc từ chối cho người khác đồ ăn và chỗ ở là điều cấm kỵ.
Sống trong những thung lũng gồ ghề, bộ lạc Chimbu sơn toàn bộ cơ thể họ trông như những bộ xương nhằm khiến kẻ thù phải hoảng sợ. Lớp hóa trang này được làm từ bùn đất bên bờ sông và trộn tro đốt từ gỗ với nước.
Những cô gái trẻ trong bộ lạc Surma ở Ethiopia có một truyền thống vô cùng độc đáo để khiến bản thân trở nên xinh đẹp. Theo đó, họ sẽ nhổ toàn bộ răng hàm dưới rồi đeo một tấm đĩa vào môi dưới. Họ cũng sử dụng gỗ và những chiếc đĩa bằng đất sét để làm khuyên tai.
Có khoảng 250 nhóm thổ dân ở Australia và mỗi nhóm đều có ngôn ngữ và lãnh thổ riêng. Những người Australia bản xứ được cho là đến từ châu Á cách đây 50.000 năm.
Bộ lạc Maori ở New Zealand nổi tiếng với điệu nhảy haka truyền thống độc đáo./.